Nguyễn Du

Loading...

Đưa hồ sơ Ba Bể - Na Hang vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ Di sản thế giới

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mới đây đã có ý kiến chỉ đạo về việc gửi báo cáo tóm tắt Hồ sơ Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang đề nghị UNESCO đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới.
 

Khu di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang. Nguồn ảnh: Làng Việt

 

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 1192/BVHTTDL-DSVH ngày 23 tháng 3 năm 2017, ý kiến Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Công văn số 03/HĐ DSVHQG-VP ngày 20 tháng 01 năm 2017), Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (Công văn số 07/BTK/2017 ngày 18 tháng 01 năm 2017), Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (Công văn số 493/UBND-KGVX ngày 28 tháng 02 năm 2017), Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (Công văn số 940/UBND-KGVX ngày 08 tháng 3 năm 2017), về việc gửi Báo cáo tóm tắt “Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang” (tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang) tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo tóm tắt “Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang” tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ Di sản thế giới; hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới.
 
Đồng thời giao Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai lập hồ sơ “Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang” theo quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.
 
 
Theo M.N/cinet.vn
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.