Nguyễn Du

Loading...

Đền Thượng Ích đón bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Ngày 11 - 4, Ủy ban nhân dân xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ đã tổ chức đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Thượng Ích.
 

Lầu chuông - Đền làng Thượng Ích

 
Đền Thượng Ích là nơi thờ Sử Hy Nhan và các vị Tiên hiền của làng, những người có công tổ chức khai khẩn lập làng được nhân dân tôn thờ làm Thành hoàng làng. Đền Thượng Ích là nơi hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa, trở thành địa chỉ sinh hoạt tâm linh của nhân dân trong vùng. Tại đây, ngoài kỳ lễ hội lớn vào ngày rằm tháng 3 và tháng 6 (Âm lịch ), hàng năm đã tổ chức nhiều nghi lễ nhằm tôn vinh và tri ân các vị thần, các nhân vật lịch sử có công với quê hương đất nước được nhân dân ngưỡng vọng.
 
Sử Hy Nhan (? -1421), ông họ Trần,  quê ấp Ngọc Sơn, xã Bình Lãng Thượng, huyện Phỉ Lộc, trấn Nghệ An, nay là xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Đỗ Trạng Nguyên năm Quý Mão (1363) đời vua Trần Dụ Tông, làm quan dưới các triều đại Dụ Tôn, Nghệ Tôn, Duệ Tôn, đến chức Kim tử vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển, Tri kinh diên Tri tân khách, đại học sĩ. Là một người ham mê đọc sách "không sách nào là không đọc", là một sử gia xuất sắc và ông được coi là tác giả của bộ sách “Đại Việt sử lược” một trong những bộ sách ra đời sớm nhất ở nước ta  nên  ông được vua ban cho họ là họ Sử.
 
Dưới triều nhà Hồ, Ông lui về sống ở quê nhà Ngọc Sơn mở trường dạy học. Năm 1407, nhà Hồ mất, giặc Minh sang cai trị nước ta cho quan lại đi tìm những ai có tài đức, thông kinh sử, giỏi thơ văn đưa sang Kim Lăng huấn luyện để về Đại Việt làm quan cai trị. Ông lấy cớ bệnh tật già nua từ chối rồi cùng gia nhân và một số dân làng trốn lên đất Đỗ Gia (nay là Hương Sơn) dựng trại dưới chân núi Mồng Gà để tính kế lâu dài.Tại đây, ông hướng dẫn mọi người khai phá ruộng đất cày cấy, buổi đầu ở trại chỉ có một số người từ Ngọc Sơn lên nhưng ít lâu sau dân nghèo đói nhiều nơi kéo đến xin ở lại làm ăn, ruộng nương được khai phá tới hàng nghìn mẫu (người dân gọi là Trại Đầu). Ngày nay, địa danh từ  Sơn Long, Sơn Trà (Hương Sơn) đến xã  Đức  Lâm (Đức Thọ)  Ân Phú (Vũ Quang)... đều được khai phá thời ấy.
 
Công lao đóng góp của Sử Hy Nhan cho lịch sử phát triển quê hương, dân tộc đã được lịch sử ghi nhận. Người dân vùng Trại Đầu tôn ông lên thành vị phúc thần, thành hoàng của làng và lập đền để thờ tự. Dưới triều vua Lê niên hiệu Cảnh Hưng đã có sắc phong giao cho người dân làng Thượng Ích phụng thờ, thời Nguyễn tiếp tục được ban sắc thần và người dân làng Thượng Ích hàng năm tổ chức tế lễ một cách trịnh trọng và trang nghiêm
 
Đền Thượng Ích được cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa tại quyết định số 19/QĐ - UBND ngày 05-01-2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
 
 
 Việt Anh
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.