Nguyễn Du

Loading...

Công viên 'Truyện Kiều', tại sao không?

Trong nhịp sống hiện đại, Truyện Kiều đã được (và cần được) "diễn dịch" ra các loại hình âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và cả công nghệ giải trí theo cách nào - để sức lan tỏa của nó không tự giới hạn ở 3254 câu thơ?

Các ý tưởng về Truyện Kiều thu hút sự quan tâm lớn từ cử tọa. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

1. Dù không là trọng tâm của những thảo luận học thuật, câu chuyện này vẫn thấp thoáng xuất hiện trong ý kiến của các học giả tại Hội thảo quốc tế: "Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du- Di sản và các giá trị xuyên thời đại" (diễn ra tại Hà Nội, ngày 8/8).

Thực tế, tại VN, Kiều đã bước vào nghệ thuật dân gian hiện từ cả trăm năm trước với các dòng tranh Hàng Trống, Đông Hồ. Tiếp đó, đầu thế kỷ XX, hàng loạt họa sĩ hàng đầu của VN như Bùi Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đỗ Cung... cũng từng vẽ minh họa, hoặc có sáng tác lấy cảm hứng từ Truyện Kiều.

Cũng trong thời điểm này, các vở cải lương lấy tích Kiều – Hoạn Thư hoặc vở chèo lấy tích Tú Bà đánh ghen cũng bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Còn trong nghệ thuật ca trù, nhiều đào nương vẫn thường xuyên vận thơ Kiều để nói chuyện nhân tình thế thái.

Thậm chí, ở những loại hình nghệ thuật hiện đại hơn, Truyện Kiều cũng từng bước xuất hiện. Điển hình, cố nhạc sĩ Phạm Duy đã dành khá nhiều thời gian để sáng tác bộ "Kiều ca" đồ sộ trong những  năm cuối đời. Hoặc vào năm 2008 tại TP HCM, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã tổ chức biểu diễn hợp xướng kỷ lục về Truyện Kiều với 3 chương (dài 75 phút) và dàn hợp xướng hơn 100 người để thể hiện.

"Với giá trị vĩ đại và sự gần gũi với đời sống văn hóa Việt, không có gì ngạc nhiên khi Truyện Kiều luôn là cảm hứng cho rất nhiều sáng tạo của chúng ta" – GS Phong Lê (Phó chủ tịch Hội Kiều học VN) chia sẻ.

Không chỉ dừng ở nghệ thuật, tại Biên Hòa (Đồng Nai), ông Phạm Văn Khoát yêu Truyện Kiều và cụ Nguyễn Tiên Điền tới mức tự bỏ tiền xây dựng một "Vườn Kiều" rộng 3.000m2.

Tại Vườn Kiều này, ông Khoát dựng tượng nhân vật, công trình, trồng cây trong Truyện Kiều (Quan Âm Các, Lầu Ngưng Bích), xây cả đền thờ Nguyễn Du để những người yêu Truyện Kiều cùng tìm đến trong ngày giỗ tác giả.

2. Theo các ý kiến tại Hội thảo, việc "diễn dịch" Truyện Kiều ra các loại hình khác nên được quan tâm hơn trong thời gian tới. Bởi, trong thời điểm hiện tại, dù không thể thay thế cho Truyện Kiều "chính thức", những sáng tạo theo kiểu "phụ trợ" như vậy lại có những thế mạnh riêng trong việc thu hút sự quan tâm của khán giả đại chúng.

Bởi vậy, Thạc sĩ Lư Thị Thanh Lê (ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra một ý tưởng độc đáo tại Hội thảo: xây dựng một công viên giải trí dựa trên Truyện Kiều. Thực tế, trên thế giới, mô hình này đã xuất hiện khá nhiều, như trường hợp các công viên Tây Du Ký (tại Trung Quốc), Hoàng tử bé (Pháp), hay Don Quixote (Tây Ban Nha)...

Theo ý tưởng này, khu "công viên Truyện Kiều" hướng tới việc đưa khán giả có thể trải nghiệm Truyện Kiều từ mọi góc độc giác quan, thay vì cách đọc truyền thống đơn thuần.

Cơ bản, đây là một quần thể bao gồm không gian trưng bày hiện vật (tư liệu, phim), không gian ngoài trời mô phỏng Truyện Kiều (tranh, tượng thiết kế theo các chi tiết quan trọng của tác phẩm), không gian nghệ thuật (biểu diễn Truyện Kiều dưới dạng sân khấu, âm nhạc, trò chơi dân gian...".

Với dấu ấn của Truyện Kiều trong đời sống văn hóa Việt Nam, tôi tin là chúng ta đủ khả năng để xây dựng một mô hình như vậy" – Thạc sĩ Thanh Lê nói.

"Khi ấy, “công viên Truyện Kiều” vừa là nơi thu hút và phát triển du lịch địa phương, vừa có giá trị đặc biệt để quảng bá Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới những tới mọi du khách trong và ngoài nước".

Ngoài ra, theo ý kiến của đạo diễn Anh Tuấn (Đài Truyền hình VN), nếu nghiên cứu để tìm một hình thức thể hiện thích hợp, việc đưa Truyện Kiều vào điện ảnh cũng mang tính khả thi khá cao.

"Cái khó ở đây là yêu cầu đội ngũ sáng tạo phải vượt qua được nguy cơ biến phim thành nơi... minh họa cho tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du" – đạo diễn Anh Tuấn nói.

Theo Sơn Tùng/Thể thao & Văn hóa

Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng

Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.