Nguyễn Du

Loading...

Công bố mười sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2016

Mười sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2016 đã kết thúc một năm đầy ắp các sự kiện của cả ba lĩnh vực nêu trên, với những thành công và thành tích mới.
 

Đón nhận bằng công nhận "Mộc bản Trường học Phúc Giang (ảnh: Internet)

 
Theo đó, danh sách 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2016 do Bộ VHTT&DL công bố gồm có:
 
1. UNESCO ghi danh di sản Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
2. Di sản Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
 
3. Chủ trương "mở cửa" Nhà hát Lớn Hà Nội, công diễn thường xuyên các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu chất lượng cao.
 
4. Bộ Chính trị họp và nhất trí ban hành nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
 
5. Lần đầu tiên du lịch Việt Nam đón 10 triệu khách quốc tế trong một năm. Tổng thu từ du lịch đạt 400.000 tỷ đồng, về đích trước 4 năm so với mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
 
6. Quyết định thu hồi hạng sao của 36 khách sạn từ 3 đến 5 sao trong chiến dịch "Thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam".
 
7. Lần đầu tiên thể thao Việt Nam đoạt 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, thiết lập kỷ lục tại Olympic Rio de Janeiro (Brazil) 2016 qua thành tích thi đấu của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.
 
8. Lần đầu tiên thể thao Việt Nam đoạt 1 huy chương Vàng, phá kỷ lục Paralympic, phá kỷ lục thế giới ở mức tạ 183 kg, do vận động viên Lê Văn Công mang lại.
 
9. Đội tuyển bóng đá U19 quốc gia giành vé tham dự vòng chung kết FIFA U20 World Cup.
 
10. Lần đầu tiên bơi Việt Nam đoạt huy chương Vàng giải Vô địch bơi châu Á do công của vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên.
 
 
Theo PN/chinhphu.vn
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.