Nguyễn Du

Loading...

Chùa Tượng Sơn - Nơi danh y Lê Hữu Trác có nhiều gắn bó.

Được xây dựng vào thời Hậu Lê tại làng Yên Hạ, xã Tình Diệm (nay là xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), nằm khá xa khu dân cư, trước là dòng sông Ngàn phố, phía sau là dãy núi voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự và phía tây có khe nước chảy từ xa vẫn nghe tiếng nên người dân sở tại thường gọi là chùa Ầm Ầm.
 

Tam môn chùa Tượng Sơn

 

Tượng đài Danh y Lê Hữu Trác tại di tích chùa Tượng Sơn

 

Chùa Tượng Sơn được xây dựng  từ thời  hậu Lê (đầu thế kỷ XVIII) do bà Bùi Thị Thưởng thân mẫu của Danh y Lê Hữu Trác khởi công xây dựng và được sự chỉ đạo trực tiếp của hai người con  trai là Lê Hữu Tán và Lê Hữu Trác với mục đích dưỡng tâm thờ phật và phụng thờ  liệt tổ họ Bùi và họ Lê Hữu.
 

Nhà Tổ trong khu di tích chùa Tượng Sơn 

 

Theo nội dung văn bia tại chùa, trong thời gian từ năm 1760-1786, Danh y Lê Hữu Trác đã dành phần lớn thời gian tại đây  bốc thuốc chữa bệnh cho dân và hoàn thành các tác phẩm:  Y Tâm tông lĩnh gồm 28 tập -66 quyển (1760-1770), Y trung quân kiện (1780),  Y hải cầu nguyên (1782),Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điền (1786)…Kiến trúc chùa ban đầu theo hình chữ nhất, đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) Lê Hữu Ân pháp danh Thích Phổ Quang  làm lại chùa thượng, sửa chùa hạ, dựng gác chuông  tám mái,  đúc đại hồng chung khắc chữ “Tượng Sơn tự chung”, năm Tự Đức 23 (1870) thiền sư Thích Quảng Vận  kiến thiết nhà tổ, làm nhà khách, xây đền lập vườn cây ăn quả. Đầu thế kỷ XX thiền sư Thích Nhuận Du quy tập, xây cất vườn tháp.
 
Năm 1994, Bộ Văn hoá Thông tin công nhận chùa Tượng Sơn là di tích Kiến trúc nghệ thuật quốc gia.  Năm 2010, Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đầu tư tôn tạo chùa Tượng  Sơn, năm 2013 hoàn thành. Từ đó đến nay, hàng năm tại chùa Tượng Sơn ngoài những ngày lễ Phật Đản, Vu Lan còn có lễ hội như Lễ Thượng nguyên và Lễ cầu yên…,với các hoạt động mang ý nghĩa đoàn kết, thiện nguyện và đặc biệt là Nghi lễ tri ân đối với những đóng góp lớn lao của Danh y Lê Hữu Trác cho nền y học cổ truyền nước nhà với sự tham dự đông đảo đại diện các cấp chính quyền và bà con đạo hữu gần xa.  
 
Bách Khoa

 

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.