Nguyễn Du

Loading...

Chùa Trấn Quốc là một trong 10 chùa đẹp nhất thế giới

Được ví như một hòn đảo xanh nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc được xem là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội.
 
 
Theo bảng xếp hạng của wanderlust.co.uk, chùa Trấn Quốc đứng vị trí thứ 3 trong số 10 ngôi chùa có cảnh đẹp "không thể tin được". Giới thiệu về chùa Trấn Quốc, trang web viết: "Nằm trên bán đảo nhỏ, phía Đông của Hồ Tây, Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Bạn hãy chú ý đến cây Bồ Đề. Cây này mọc ra từ một nhánh lấy từ chính cây gốc ở Boh Gaya bên Ấn Độ, nơi mà Đức Phật đã ngồi tu và đạt giác ngộ".
 
Trang wanderlust.co.uk mô tả khung cảnh hồ nước tạo cho chùa Trấn Quốc sự hấp dẫn. Theo trang web này, một ngôi chùa chỉ đẹp nếu hài hòa với môi trường xung quanh, dù là nơi đô thị hay núi non. Các chùa to nhưng trái cảnh quan xung quanh, thiếu bề dày lịch sử cũng không lọt vào dánh sách bình chọn này.
 
Đây không phải là lần đầu tiên một trang web tiếng Anh ca ngợi chùa Trấn Quốc. Hồi năm 2016, tờ Daily Mail ở Anh xếp chùa Trấn Quốc vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
 
Được ví như một hòn đảo xanh nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc được xem là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội.
 
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hoá thì Trấn Quốc được coi là ngôi chùa cổ bậc nhất đất Hà thành. Tương truyền rằng, chùa được xây dựng vào thời kỳ tiền Lý Nam Ðế (544- 548) với tên gọi "Khai Quốc" (nghĩa là mở nước, ứng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân). Sau này tên gọi của chùa còn thay đổi nhiều lần như "An Quốc" năm Ðại Bảo đời Lê Thánh Tông (1434- 1442), "Trấn Quốc" năm Vĩnh Tộ thứ X (1628); "Trấn Bắc" năm 1844 do vua Thiệu Trị đặt nhân dịp nhà vua ra thăm xứ Bắc và đến ngày nay thì người dân Hà Nội vẫn gọi chùa là chùa Trấn Quốc.
 
 
Theo Hà An/phapluat.tuoitrethudo.com.vn
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.