Nguyễn Du

Loading...

Câu lạc bộ Dân Ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh phí nam chính thức ra mắt 17/09/2016

Nhân dịp chào mừng 86 năm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/09/1930) và Chào mừng 71 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945), Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TPHCM, tổ chức lễ ra mắt "Câu lạc bộ Ví Giặm Nghệ Tĩnh phía Nam”, vào sáng ngày 17/9/2016 tại Hội trường Nhạc viện TPHCM.
 
 
Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật hát dân ca của người dân 2 tỉnh Nghệ An & Hà Tĩnh. Ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp) đã được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại", loại hình nghệ thuật này thường diễn ra trong tất cả các hoạt động thường ngày của người dân lao động, trí thức ...
 
Hát Ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
 
Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.
 
Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùngNghệ Tĩnh, các thế kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa.
 
Thể hát ví: Ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo...
 
Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ về 5 chữ, nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn về nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm về không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể).
 
Dặm rất giàu tính tự sự, trữ tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên. Hát dặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ) về âm nhạc đi theo thường là phách. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 hoặc một nhóm người hát đối diện nhau hát.
 
Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,...thuộc dạng thể thơ năm chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp,... (Bách khoa toàn thư mở).
 
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa của quê hương Xứ Nghệ cũng như bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại mà các bậc tiền nhân đã để lại. Ngày hôm nay các hậu thế phải làm sao bảo tồn và phát triển dân ca Ví Giặm theo hợp với thời thế ngày này. Quả thực một số nhạc sĩ cũng đã thành công khi đưa âm hưởng giai điệu của Ví Giặm vào trong các ca khúc của mình. Tiêu biểu như nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ với ca khúc "Ra khơi, Mơ quê..."; An Thuyên, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Tất Tùng, Phan Thanh Chương, Hồ Hữu Thới, Trần Hoàn, Quốc Nam ... Hội doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại phía nam đã đưa ra sáng kiến "Lồng ghép sự phát triển của Doanh nghiệp hòa cùng với văn hóa quê hương, dân tộc" Đó cũng chính là lý do mà ngày hôm nay (17/09/2016) chính thức ra mắt "Câu lạc bộ dân ca Ví Giặm phía nam", ra mắt ban Chủ nhiệm CLB. Để mỗi người con của Xứ Nghệ có dịp giao lưu, học hỏi, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và cùng nhau xây dựng và phát triển CLB Ví Giặm Nghệ Tĩnh.
 
Đến tham dự buổi lễ ra mắt gồm có đại diện của các Doanh nghiệp của Nghệ Tĩnh, Văn Nghệ sĩ, Nhạc sĩ, Nghệ nhân, cùng với quý bà con cô bác và các bạn bè thân hữu. Bên cạnh đó có các nhà báo, phóng viên đài truyền hình đến dự và đưa tin.
 
 
Theo Trí Khánh/thanhxuan.net

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.