Nguyễn Du

Loading...

Các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp

Người ta thống kê được 11 bản dịch đầy đủ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, bản đầu tiên vào năm 1884, bản cuối cùng vào năm 1999. Mặt khác, Truyện Kiều đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ả Rập (từ bản dịch tiếng Pháp), tiếng Bulgari, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hungari, tiếng Ba Lan, tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Slovaquia và tiếng Thuỵ Điển.
 
Tiếp cận việc dịch một tác phẩm văn học trong viễn cảnh xã hội học cho phép chúng ta đặt ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu các động cơ giao tiếp giao văn hoá: Ai dịch? Dịch sách gì? Các tác phẩm nào được chú trọng? Các bản dịch tác phẩm văn học thường đáp ứng các nhu cầu nào? Ai đọc các bản dịch đó? Việc phổ biến các dịch phẩm đó được thực hiện thông qua những con đường nào? Tác động trước mắt và lâu dài của dịch thuật đối với xã hội ra sao? Các dịch giả thường nhắm đến các công chúng độc giả nào? Họ muốn truyền đạt điều gì cho độc giả Pháp? Độc giả Pháp tiếp nhận các dịch phẩm đó ra sao?
 
Các bản dịch truyện Kiều sang tiếng Pháp có thể được chia thành ba hệ thống dịch văn học Việt nam sang tiếng Pháp: Hệ thống Đông phương học, Hệ thống yêu nước và hệ thống đông đảo công chúng.
 
Bản dịch Truyện Kiều đầu tiên (1884) là của Abel des Michels (1833-1918). Abel des Michels là cử nhân Luật, bác sĩ tại các bệnh viện Paris vào năm 1857. Ông cũng theo học các khoá học tiếng Trung. Ông mở lớp dạy tiếng Việt miễn phí tại Trường thực hành Sorbonne vào năm 1869, đây cũng là năm ông trở thành giảng viên tiếng Việt đầu tiên tại Trung tâm Ngôn ngữ Đông phương. Sau một thời gian làm giáo sư biên chế, ông từ chức vào năm 1892. Bản dịch Truyện Kiều sang thể thơ tự do của ông là bản dịch của một chuyên gia đông phương học, được xuất bản tại Pháp thành 3 tập, có chú giải rất phong phú. Nhưng có đúng ông là dịch giả duy nhất không? Chúng ta có quyền nghi ngờ: ông chưa bao giờ sang Việt nam và luôn để cho các trợ giảng phụ trách việc dạy tiếng Việt thực hành còn mình thì thuyết trình về ngôn ngữ, chưa chắc ông đã nói được tiếng Việt. Mặt khác, từ năm 1873, ông nhượng ghế giáo sư tiếng Việt cho Michel Duc Chaigneau, trợ giảng từ năm 1869. Hơn nữa, cuốn Đối thoại tiếng Việt chỉ lấy lại bản do một nhà truyền giáo ghi lại, nhà truyền giáo này tên là Pignaud de Behaine. Đồng dịch giả, cũng có thể là người dịch thật sự có thể là nhà nho Trần Nguyên Hành. Ông Hành đã tốt nghiệp cử nhân luật tại Paris và là trợ giảng cho giáo sư tiếng Việt tại Trung tâm ngôn ngữ đông phương từ năm 1879 đến năm 1882. Có thể ông được Michel Duc Chaigneau giúp đỡ. Chaigneau là một người rất giỏi tiếng Việt, được nuôi dạy tại Triều đình Huế với tư cách là con trai của Sỹ quan Hải quân Jean-Baptiste Chaigneau (1769-1832) và được vua Gia long nhận làm con nuôi bởi Chaigneau đã giúp nhà vua củng cố quyền lực.
 
Bản dịch Truyện Kiều đầy đủ thứ hai xuất hiện tại Pháp năm 1925. Dịch giả bản dịch này có bút danh là Thu Giang, tên thật của dịch giả này được tiết lộ trong lần xuất bản thứ hai năm 1926 : Léo Massé. Léon Massé vốn là một sỹ quan hải quân, đã từng phục vụ tại Đông dương. Nhưng đến lúc này chúng tôi vẫn chưa tìm được hồ sơ của ông. Trong phần mở đầu, bản in tháng 11 năm 1915, dịch giả này nõi rõ đó là bản phóng tác sang văn xuôi chứ không phải bản dịch. Chỉ khi nào chúng ta tìm hiểu thêm thì mới biết ông có biết tiếng Việt hay không, ông ta có cộng tác viên không và hai bản dịch này bán có chạy ở Pháp không.
 
Dịch giả thứ ba nổi tiếng hơn. Đó là René Crayssac (1883-1940). Sau khi tốt nghiệp Cử nhân luật (1903), Crayssac sang Đông Dương. Sau đó ông đăng lính tại Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, thầy ký tại hải quan và ở các sở khác. Ông giải ngũ năm 1911 và trở thành viên cai trị tại Toà công sứ Bắc Kỳ. Tham gia tích cực vào các hoạt động văn học của địa phương, là nhà thơ, nhà văn tiểu luận, ông sáng lập tờ báo Plume rồi Pages Indochinoises (Trang Đông Dương) tại Hanoi. Năm 1926, ông xuất bản tại Việt nam bản dịch Kim Vân Kiều. Crayssac không những nhắm đến các chuyên gia mà còn nhắm đến một công chúng độc giả uyên bác. Điều này được thể hiện trong sự lựa chọn của ông : ông không chú thích, ông dịch Truyện Kiều thành thơ, thể alexandrin (12 âm tiết). Nhưng mong muốn của ông, là bản dịch đến với đông đảo công chúng độc giả, đã không được như ý vì chọn không đúng nhà nhà xuất bản: khi xuất bản tại Việt nam, bản dịch của ông chỉ đến với vài trăm thực dân có học thức và có quan tâm đến văn hoá và văn học Việt nam.
 
Người dịch Truyện Kiều mới đây nhất là, một người gốc Pháp, đó là thuyền trưởng Marcel Robbe. Ông xuất bản tại Hà Nội bản dịch Kim Vân Kiều mới sang tiếng Pháp, năm 1943, với bút danh là M.R. Đọc lời mở đầu sẽ cho chúng ta biết là ông rất am hiểu văn hoá Việt nam, nhưng như Léon Masset, chỉ có điều tra thì chúng ta mới biết cụ thể trình độ tiếng Việt của dịch giả này và trong quá trình dịch ông có cộng tác hay không.
 
Bên cạnh người Pháp và với sự động viên của người Pháp nhưng với động cơ riêng, với sự độc đáo và với khả năng ngôn ngữ rất tốt, các trí thức Việt nam cũng chú tâm vào dịch Truyện Kiều, người đầu tiên là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). Là nhà báo, nhà văn tiểu luận, giám đốc các tạp chí, rồi dịch giả, Nguyễn Văn Vĩnh đã có công trong việc phát triển văn hoá Việt nam cũng như trong việc truyền bá văn hoá Pháp (Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch Ba chàng ngự lâm pháo thủ của A. Dumas và Những kẻ khốn nạn của Victor Hugo. Bản dịch Kim Vân Kiều của ông xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942. Đó là một bản dịch rất có giá trị, được tái bản thường xuyên, tiếc là chỉ tái bản ở Việt nam, chỉ được phổ biến ở Pháp trong các hiệu sách chuyên về Châu Á. Bản dịch của ông nhắm đến các độc giả chuyên gia vì ông chú thích rất nhiều. Ông dịch từng từ từng câu thơ sau đó mới đưa ra giải pháp dịch. Vì thế ông làm nổi bật các đặc tính văn chương của tiếng Việt và những khó khăn trong việc chuyển ngữ.
 
Cho dù mang quốc tịch Pháp, cho dù mang tên là Paul Schneider (1912-1998), dịch giả này, theo tôi, vừa là người Pháp vừa là người Việt. Ông sinh ra ở Hà Nội, bố mẹ đều là người lai Âu Á. Ông tốt nghiệp cử nhân luật. Sau đó ông làm trong các cơ quan hành chính Pháp. Nhưng bên cạnh đó, khi về hưu ông cho xuất bản một tác phẩm mà dựa vào đó các nhà đông phương học đánh giá ông như một trong những nhà Việt nam học lớn nhất. Bản dịch Kim Vân Kiều đầu tiên của ông, dưới bút danh là Xuân Phúc là bản dịch duy nhất có thể đến với đông đảo công chúng độc giả vì nó được xuất bản năm 1961 ở NXB Gallimard, trong bộ sưu tập Hiểu Biết Đông Phương, sau đó được tái bản nhiều lần. Trước khi mất ông đã sửa lại bản dịch hai lần, năm 1981 và năm 1986, nhưng chỉ được lưu hành nội bộ các nhà Đông phương học.
 
Vào năm 1965, Nguyễn Khắc Viện xuất bản bản dịch Kim Vân Kiều sang thể thơ tự do tại NXB Ngoại Văn. Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913, là thầy thuốc khoa nhi tốt nghiệp trường Đại học Hà nội. Từ năm 1952 đến 1964, ông phụ trách cộng đồng người Việt tại Pháp. Nguyễn Khắc Viện xuất bản vào năm 1965 một bản dịch rất có chất lượng nhưng bản dịch này nằm trong hệ thống dịch Pháp - Việt thứ hai, đó là hệ thống các dịch phẩm yêu nước. Đúng thế, trong lời giới thiệu bản dịch của mình, ông nói rõ đây là tác phẩm nằm trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam hiện nay: “Ngày nay, tại Việt nam dân chủ cộng hoà, một xã hội mới được sinh ra trên sự đổ nát của xã hội cũ... Trong vườn hoa này, truyền Kiều vẫn giữ được vị trí của nó, người Việt nam vẫn ngâm Truyện Kiều, yêu thích Truyện Kiều và giảng dạy Truyện Kiều... Với tác phẩm của mình, một tác phẩm có giá trị hiện thực rất lớn, Nguyễn Du có công vạch trần, tố cáo mạnh mẽ sự áp bức của chủ nghĩa phong kiến” (Nguyễn Khắc Viện, trang 10 và 11-19)
 
Hai bản dịch Truyện Kiều mới nhất thuộc hệ thống dịch phẩm khác, đó là hệ thống Pháp ngữ. Đúng thế, hai bản dịch này đã được xuất bản tại Việt nam với sự hỗ trợ của Đại Sứ Quán Pháp. Bản dịch đầu tiên, được dịch theo thể thơ alexandrin (12 âm tiết) là của Lê Cao Phán, xuất bản tại Hà Nội vào năm 1994. Bản dịch thứ hai là của Lưu Hoài, dịch sang thể thơ tự do, xuất bản năm 1999 cũng tại Hà Nội. Chúng ta có thể hiểu ý đồ của các cố vấn văn hoá Pháp: đó là giúp hai người Việt nam biết tiếng Pháp chuyển ngữ kiệt tác văn học Việt nam sang tiếng Pháp. Tuy nhiên, vì những bản dịch này chỉ được phổ biến tại Việt nam cho nên gặp phải vấn đề độc giả, người Việt biết tiếng Pháp vẫn thích đọc Kiều bằng tiếng Việt hơn.
              
 
  Theo Alain Guillemin - Nguyễn Duy Bình dịch/vanhoanghean.com.vn
                                                    

Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng

Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.