Nguyễn Du

Loading...

Bút tích 'Quả tim lửa' của vua Minh Mạng ở ngọn Thủy Sơn

Chùa Tam Thai trên núi Ngũ Hành Sơn - nơi vua Minh Mạng 3 lần ngự dụ - đang lưu giữ bảo vật "quả tim lửa" với bút tích nhà vua và những câu chuyện ly kỳ.
 
Chùa Tam Thai nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm TP Đà Nẵng 13 km. Đường dẫn lên chùa là 156 bậc cấp lát đá. Ngôi chùa hơn 400 năm này từng được vua Minh Mạng nhiều lần ghé thăm và hiện là điểm đến của hàng chục nghìn du khách. 
 
Theo tài liệu còn ghi lại, chùa Tam Thai được xây dựng đầu thế kỷ 17, được vua Minh Mạng 3 lần ngự dụ vào các năm 1825, 1827 và 1837. Nhưng điều ít người biết là nơi này đang giữ báu vật - lá đề có khắc những dòng chữ rập theo ngự bút của vua Minh Mạng.
 
Nhà Tổ ở chùa Tam Thai - nơi đang lưu giữ "Quả tim lửa" có bút tích vua Minh Mạng. Ảnh: Nguyễn Đông.
 
Thượng tọa Thích Thanh Mãn, trụ trì chùa Tam Thai, kể về sự tích ngôi chùa qua các thư tịch và đời trụ trì trước truyền lại: Một lần chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) thất trận chạy ra đảo nhưng tình thế nguy khốn vì thiếu nước ngọt.
 
Sau lời khấn nguyện, đảo bỗng có nước ngọt, chúa Nguyễn Ánh vì thế qua được kiếp nạn. Chúa phát nguyện nếu thắng Tây Sơn sẽ về lập cảnh chùa. Khi vua Minh Mạng kế vị đã giúp vua cha hoàn thành đại nguyện. Năm Minh Mạng thứ sáu (1825), vua cho xây dựng lại chùa Tam Thai.
 
Khi khánh thành, nhà vua cho lập một tấm kim bài bằng đồng hình lá đề, xung quanh có hình tia lửa đang cháy. Tấm kim bài này được gọi là "quả tim lửa", hiện đặt tại Nhà Tổ phía sau chánh điện. Cùng với những lời ca ngợi công đức của Đức Như Lai ở mặt trước, mặt sau của "quả tim lửa" ghi rõ "Minh Mạng lục niên kiết nhật tạo" - tạm dịch: Làm vào ngày tốt năm Minh Mạng thứ sáu.
 
"Quả tim lửa" đang được bảo quản tại chùa Tam Thai. Ảnh: Nguyễn Đông.
 
Ấn tượng với chốn bồng lai tiên cảnh, vua Minh Mạng còn cho xây thêm Vọng Giang Đài - nơi ngắm toàn cảnh quần thể Ngũ Hành Sơn và sông Cẩm Lê, Cổ Cò ở sườn tây nam; Vọng Hải Đài nơi sườn đông để nhìn ngắm biển. Về sau, em gái vua Minh Mạng đã lên Tam Thai để tu hành. 
 
"Những đời vua sau vẫn thường ghé lên chùa thắp hương, ngắm cảnh. Riêng vua Bảo Đại còn dành thời gian tìm hiểu những dấu tích vua Minh Mạng để lại", Thượng tọa Thích Thanh Mãn kể.
 
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và chiến tranh tàn phá, chùa Tam Thai phải trùng tu vào năm 1992. Khi đó nhà chùa phải thỉnh "quả tim lửa" xuống khu nhà thờ Phật bảo quản một thời gian. Khi trời bão gió, nhà sư chằng chống lại Nhà Tổ chứ không dịch chuyển tấm kim bài đi nơi khác.
 
Theo Thượng tọa Thích Thanh Mãn, dù chùa ở trên núi cao nhưng từng bị mất nhiều cổ vật như lư hương, chuông đồng. "Riêng tấm kim bài này đang được bảo quản an toàn. Tối đến, đích thân thầy ra ngủ ở Nhà Tổ, cạnh tấm kim bài để trông coi", Thượng tọa Mãn nói.
 
Thượng tọa Thích Thanh Mãn cho hay dù "Quả tim lửa" có bút tích của vua Minh Mạng nhưng chưa nhiều người biết đến giá trị. Ảnh: Nguyễn Đông.
 
Ngồi trầm ngâm, vị Thượng tọa bảo dù "quả tim lửa" gắn với ngự bút của vua Minh Mạng - vị vua được đánh giá là anh minh nhất triều Nguyễn - nhưng mãi đến những năm gần đây, đặc biệt là sau lần hạ sơn tham gia triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo Việt Nam" hồi tháng 8/2013, nhiều người mới biết đến giá trị của nó.
 
"Hàng ngày có rất nhiều du khách đến chùa, nhưng chỉ khi nào hướng dẫn viên giới thiệu họ mới biết đến quả tim lửa và câu chuyện về vua Minh Mạng", vị trụ trì tiếc nuối.
 
Ông Lê Quang Tươi, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, cho biết "quả tim lửa" thuộc quyền sở hữu của nhà chùa. Ngoài việc tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu văn hóa tiếp cận tấm kim bài này, phía Ban quản lý cũng phụ giúp việc bảo vệ, quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng.
 
"Chúng tôi đang quảng bá danh thắng bằng việc giữ cho được nét văn minh, không chèo kéo để giữ chân du khách. Lượng khách đến với danh thắng đang ngày một tăng, chỉ trong 9 tháng đầu năm đã đạt 627.000 lượt và đó là cơ hội để giới thiệu về cổ vật quý", ông Tươi nói.
Theo Nguyễn Đông/VnExpress
 
* Tháng 11/2014, "quả tim lửa" cùng với 3 hiện vật khác của Đà Nẵng là Bia Phổ Đà Sơn linh trung Phật, Bia Nghĩa trủng Phước Ninh và Bia chùa Long Thủ được UBND thành phố Đà Nẵng lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa công nhận bảo vật quốc gia.
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.