Nguyễn Du

Loading...

Bút tích của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm tại Bức trướng mừng thọ thân mẫu Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ vừa chuyển cho Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du bút tích của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm mừng thọ 80 tuổi thân mẫu Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

 
Năm nhâm thìn (1772), bà Phan Thị Trừu (1693-1775) là mẹ của Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) chuẩn bị mừng thọ 80 tuổi, Xuân quận cộng Nguyễn Nghiễm có Bức trướng mừng thọ. Nội dung đã được cụ Lê Hữu Nhiệm dịch như sau:
 
Mừng bà cụ, mẹ Thám hoa thọ tám mươi.
 
Phiên âm:
 
Tinh quang, nguyệt nghi
Hoàn phúc sở tụy
Hiền tai A mẫu
Duy đức chỉ ý
Sơn quế liên huy
Đình lan tế mỹ
Mục hạ tằng huyền
ngô nhân biểu thị
 
Dịch nghĩa:
 
Sao sáng chói trăng rạng ngời
phúc quả trọn càng tốt tươi
Hiền dức thay bà mẹ
Gương sáng tuyệt vời
Quế rừng cành cành tốt,
Lan nhà đẹp bao chổi.
Dưới sàn lớp chắt chút
Cả nhà ta bày tỏ niềm vui trong phúc lớn.
 
Ngày tốt tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1772) Lê triều Cảnh Hưng
 
Thông quyến Xuân quận công, Nghi xuân, Tiên Điền, Nguyễn Hy Tư, Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chính Tiến sĩ, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, vào chầu chức Tham tụng, hầu Kinh diên Tri Quốc tử giám, Trung thư giám kiêm Tri Đông các Quốc sử tổng tài, Hộ bộ Thượng thư, Hành Lễ bộ sự, Đại Tư đồ Trí sĩ.
 
Đây là một trong những bút tích của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm còn được lưu lại, hiện nay do con cháu trong dòng tộc Nguyễn Huy - Trường Lưu cất giữ.
 
 
Bách Khoa
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.