Nguyễn Du

Loading...

Bộ VHTTDL bãi bỏ 09 văn bản quy phạm pháp luật kể từ ngày 15/01/2020

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BVHTTDL bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành, liên tịch ban hành.
 
Theo đó, các  văn bản quy phạm pháp luật được bãi bỏ từ ngày 15/01/2020 bao gồm như sau:
 
1. Quyết định số 1079-VHTT-TT/QĐ ngày 21/8/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao về việc ban hành Quy chế tổ chức quản lý và hoạt động của ngành in.
 
2. Thông tư liên bộ số 26-TT/LB ngày 15/4/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Thương mại quy định việc quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, vật tư chuyên dùng và thiết bị ngành in.
 
3. Quyết định số 2607/VHTT-QĐ/XBL ngày 26/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về Quy chế tổ chức và hoạt động in.
 
4. Thông tư liên tịch số 06/1997/TTLT-BVHTT-TCBĐ ngày 28/11/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng cục Bưu điện hướng dẫn quản lý nhá nước đối với các đài phát thanh, truyền hình.
 
5. Chỉ thị số 05/1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in.
 
6. Quyết định số 14/2000/QĐ-BVHTT ngày 07/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quy định thi nâng ngạch Biên tập viên, Phóng viên lên ngạch Biên tập viên chính, Phóng viên chính.
 
7. Quyết định số 37/200l/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về Quy chế hoạt động phát hành xuất bản phẩm.
 
8. Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT ngày 29/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về Quy chế cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài.
 
9. Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020./.
 
Quỳnh Việt

 

Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách.

Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Xem tiếp
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.