Nguyễn Du

Loading...

Biểu diễn trò Kiều trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.

Tối 3/12, UBND huyện Nghi Xuân đã tổ chức biểu diễn trò Kiều tại Nhà văn hóa Nguyễn Du huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
 
Đêm diễn đã hội tụ 10 tiết mục đặc sắc của các câu lạc bộ trò Kiều trên địa bàn huyện Nghi Xuân như: CLB trò Kiều Tiên Điền, Xuân Liên, CLB Dân ca Xuân Đan, CLB trường THPT Nguyễn Du, trường THCS Xuân An biểu diễn theo 3 hồi: Chữ tài chữ mệnh, Đoạn trường 15 năm lưu lạc và Kim Kiều tái hợp..
 
GS Phong Lê trao quyết định, tặng hoa cho ông Nguyễn Ban - Trưởng văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh
 
Những giá trị tinh túy của kiệt tác Truyện Kiều đã vượt mọi thời gian, không gian, thấm sâu vào đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Truyện Kiều đã trở thành mạch nguồn cảm hứng cho các hình thức sáng tác, diễn trò, ca hát dân gian như: nhại Kiều, đố Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều và trò Kiều.
 
Đêm diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng, giúp độc giả cảm nhận rõ hơn tác phẩm truyện Kiều bằng hình thức sân khấu hóa trò Kiều.
 
Cũng tại đêm diễn, Giáo sư Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam thay mặt Ban chấp hành Hội quyết định cử ông Nguyễn Ban - Hội viên Hội Kiều học làm Trưởng Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh theo quyết định số 242/QĐ-HKHVN ngày 28 tháng 11 năm 2015.
 
 
Văn Thành
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.