Nguyễn Du

Loading...

Bia Sùng Chỉ được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia

Ngày 27-6, Ủy ban nhân dân  tỉnh Hà Tĩnh có công văn số 4209/UBND-VX  đề nghị  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Bia Sùng Chỉ thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc là Bảo vật quốc gia.
 
 

 

Bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc và Hựu Phúc thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với quê hương, đất nước và tôn vinh hai vợ chồng Ông làm Tổ Ông, Tổ Bà của làng.

 
Hà Tông Mục sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, 36 tuổi đậu Tiến sĩ, được bổ chức quan Đốc đồng 2 xứ Tuyên - Hưng. Thời gian này, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kéo dài. Nhà Lê suy sụp, các phe phái phong kiến xung đột tranh giành quyền lực đã dẫn đất nước vào thảm hoạ phân tranh và nội chiến. Nhà Thanh (Trung Quốc) thay thế nhà Minh đang lớn mạnh chờ cơ hội lấn chiếm xâm lược nước ta. Trong bối cảnh lịch sử đó, Chúa Trịnh -  người nắm quyền điều hành đất nước một mặt đưa ra chính sách ngoại giao hoà hiếu với nhà Thanh, mặt khác ra sức chống lại các đợt quấy phá xâm lấn vùng biên giới phía Bắc nước ta giữ vững chủ quyền biên giới. Người thực hiện được chính sách đó là tiến sĩ Hà Tông Mục, một danh tướng tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc và Chúa Trịnh đã cân nhắc ông lên làm Tự Khanh (1699) và Tả Thị Lang bộ Hình, Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Năm 1703, Hà Tông Mục nhận lệnh làm Chánh sứ đi Trung Hoa, do đối đáp thông minh, nên ông được vua nhà Thanh là Khang Hy rất trọng nể và tặng 3 chữ "Nhược - Xung - Hiên" (tuổi trẻ, tài cao). Sau khi về nước, ông được phong giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình ngày nay). Ông mất vào năm 1707, hưởng thọ 55 tuổi. Hà Tông Mục không chỉ là một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc mà còn là một nhà sử học uyên thâm. Bộ Đại Việt sử ký tục biên là một bộ sách quý do ông tham gia biên soạn còn được lưu truyền.
 
Danh nhân Hà Tông Mục không chỉ được triều đình trọng dụng mà còn được nhân dân kính trọng, ghi công ơn và lập đền thờ. Đền thờ Hà Tông Mục tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh đã được công nhận di tích Quốc gia năm 1998.
 
Bia Sùng Chỉ được làm bằng đá thanh, chân đế 3 cấp, bia hình trụ vuông, mái che hình chóp, trán bia trang trí hoa văn hình chữ V cách điệu, diềm bia có họa tiết mây lửa. Nghệ thuật trang trí đậm nét thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII - Bia Sùng Chỉ  là hiện vật tiêu biểu trong hệ thống văn bia hiện còn được bảo lưu ở tỉnh Hà Tĩnh.
 
Bách Khoa
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.