Nguyễn Du

Loading...

56 cây samu dầu Nghệ An là cây di sản Việt Nam

56 cây samu dầu cùng 5 cây phay sừng có tuổi đời hàng trăm năm nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An) được công nhận cây di sản Việt Nam.
 
Một gốc cây samu dầu là cây di sản nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có đường kính hơn 10 người ôm - Ảnh: D.HÒA
 
Chiều 28-11, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 56 cây samu dầu và 5 cây phay sừng là cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận này cho Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
 
Theo khảo sát của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, chạy dọc biên giới Việt - Lào là quần thể cây samu dầu phân bố trong những cánh rừng tự nhiên hùng vĩ, nằm trong khu vực nhiệt đới hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim với độ cao hơn 1.000m.
 
Quần thể cây samu dầu tại đây bước đầu có thể chia thành 7 khu vực với số lượng lên đến hàng nghìn cây. Trong đó có những cây đường kính lên tới 3,7m, cao 50-60m. Có 56 cây samu dầu và 5 cây phay sừng được vinh danh là cây di sản Việt Nam.
 
Hai loại cây này không chỉ có giá trị về mặt khoa học, về nguồn gen, cũng như về kinh tế mà nó còn tạo ra các ảnh hưởng về văn hóa, tâm linh gắn liền với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên khu vực giáp biên.
 
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích hơn 85.700ha trên địa bàn 9 xã của huyện Quế Phong, tiếp giáp với 2 huyện Tương Dương, Quỳ Châu (Nghệ An), phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa và phía Tây giáp Lào. Toàn khu bảo tồn có 88 tiểu khu; trong đó, trên địa bàn xã Hạnh Dịch có 11 tiểu khu với diện tích trên 13.400ha.
 
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đề nghị Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và chính quyền địa phương có biện pháp chăm sóc, bảo vệ các cây di sản, tránh bị xâm hại.
 
Danh hiệu cây di sản Việt Nam được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công bố từ tháng 3-2010. Sau hơn 6 năm đã có hơn 2.225 cây thuộc 80 loài đã được công nhận Cây di sản Việt Nam.
 
Tại Nghệ An, ngoài quần thể 56 cây samu dầu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được công nhận cây di sản Việt Nam thì cây samu dầu hơn 2.000 năm tuổi ở Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông) cũng đang giữ kỷ lục cây di sản Việt Nam là cây cao nhất, thân đơn to nhất với chiều cao hơn 70m, đường kính đơn thân 5,5m.
 
 
Theo Doãn Hòa/Tuoitre.vn
 
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.