Nguyễn Du

Loading...

'Việt sử diễn nghĩa': Đọc sử bằng thơ của các ông hoàng nhà Nguyễn

Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
 
Bìa Việt sử diễn nghĩa
 
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Bộ Việt sử diễn nghĩa (NXB KHXH, Sách Khai Tâm, quý 2/2015) của nhóm tác giả Tôn Thất Hân (1854 - 1943), Hồng Nhung (1844 - 1923), Hồng Thiết (1850 - 1937) do nhà nghiên cứu Phan Đăng (Thừa Thiên - Huế) bắt đầu chuyển ngữ từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ gần 40 năm trước, nay mới được xuất bản.
 
Sách trải dài từ họ Hồng Bàng (khoảng thế kỷ 29 TCN) cho đến hết nhà Hậu Lê, lúc đưa hài cốt Lê Chiêu Thống từ Trung Quốc về nước (đầu thế kỷ 19).
 
Ngoài bộ Việt sử diễn nghĩa, trong lần xuất bản này còn in kèm Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca (xem như phần rút gọn, gồm 808 câu thơ 4 chữ), do hai anh em Hồng Thiết - Hồng Nhung biên soạn sau đó.
 
Tuy được viết với tâm thế của triều Nguyễn nhưng Việt sử diễn nghĩa không mất đi tính khách quan của lịch sử, đây là điều rất đáng chú ý. Sách cũng diễn tả được những nguyên nhân, mâu thuẫn, rối ren, sự bất lực giữa các tập đoàn phong kiến với nhau; giữa các tập đoàn phong kiến với nhân dân; những bộc phát, khởi nghĩa của người dân.
 
Ví dụ: “… Đăng Dung di giá Bảo Châu/ Trong ngoài quyền bính tóm thâu một mình”. “… Trịnh Tráng lòng đã chẳng ngay/Cơ mưu trí thuật cũng tay gian hùng”.
 
Nhìn chung Việt sử diễn nghĩa có cách tạo ý và gieo vần gần gũi, rất dễ nhớ. Nếu chỉ cần sự hình dung về tinh thần chung của lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến hết đầu thế kỷ 19, đọc qua vài lần sách này là nắm được. Quả là, sử có gì mà đáng sợ.
 
Độc giả có thể đọc vài trích đoạn trong Việt sử diễn nghĩa:

“… Quân ta từ chốn Ninh Kiều/ Đến nơi Tốt Động phá nhào quân Minh/ Mã Kỳ, Phương Chính hồn kinh/ Vương Thông thương trọng vào thành Đông Quan/ Quân ta xung đột phá tan/ Chém đầu Hiệp, Lượng Minh quan hai người/ Minh bèn thua chạy rã rời/ Quan quân thừa thắng đến nơi vây thành”.
 
"Nguyên nhân chẳng biết nhu hoài/ Lao binh nhọc võ để cười ngàn thu/ Nên xui tướng soái đều thua/ Mã Nhi bị bắt, Toa Đô mất đầu”.
 
Một trích đoạn trong Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca: “Đánh cùng quân Tàu; Phá Tàu tan hoang/ Quân Tàu thua chạy/ Lui về Nam quan/ Nguyễn Huệ khiến sứ/ Qua Tàu tạ tội/ Xin cho chức quyền/ Giữ gìn bờ cõi”.
 
Theo Như Hà/thethaovanhoa.vn
 
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.