nguyendu.com.vn
Loading...

Việt Nam đề cử 2 hồ sơ vào di sản tư liệu thế giới


Ngày 18-5, tại TP Huế, Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là MOWCAP) phối hợp với UBND tỉnh TT-Huế tổ chức khai mạc Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 của MOWCAP. Hội nghị diễn ra đến ngày 20-5 với sự tham gia của đại diện 16 quốc gia trong khu vực, các địa phương của Việt Nam có di sản tư liệu thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã được công nhận. Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết, hội nghị lần này sẽ xem xét 16 hồ sơ của 10 nước đệ trình đăng ký công nhận là Di sản tư liệu chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để công nhận năm 2016 (trong đó, Hồng Kông và Ma Cao- Trung Quốc có 4 hồ sơ; Hàn Quốc có 2 hồ sơ, Malaysia có 2 hồ sơ; các nước Uzbekistan, Nhật Bản, Singapore, Iran, Myanmar, Mông Cổ, mỗi nước có 1 hồ sơ). Riêng, Việt Nam có 2 hồ sơ đăng ký là hồ sơ "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" và hồ sơ "Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh)".
 
Nói về hồ sơ "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế", TS Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho rằng: Tồn tại gần 1,5 thế kỷ (1802-1945), triều Nguyễn để lại trên đất Huế một khối lượng di sản kiến trúc cung đình khổng lồ bao gồm: hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc độc đáo cả về giá trị lịch sử lẫn văn hóa. Bên cạnh đó, hệ thống di tích cố đô Huế còn lưu hàng ngàn bài thơ, câu đối được tuyển chọn của các vị hoàng đế, thân vương, quan lại dưới triều Nguyễn, được chạm khắc, khảm cẩn, tráng men hay đắp nổi trên các công trình kiến trúc cung đình với nhiều loại hình chất liệu khác nhau như gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ...
 
Hiện, trên kiến trúc cung đình Huế còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Qua đó, chuyển tải những thông điệp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc một giai đoạn trong lịch sử cận đại của Việt Nam.
 
Tương tự, "Mộc bản trường học Phúc Giang- Hà Tĩnh" rất có giá trị trên nhiều phương diện. Điểm đặc biệt của di sản này so với các di sản của Việt Nam đã được công nhận là liên quan đến giáo dục ở một làng quê xa kinh thành, do một gia đình (dòng họ) đệ trình, thể hiện đúng với tinh thần của Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
 
 
Theo H.Lan/congandanang.com.vn

 


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website