nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TRUYỆN KIỀU


BẢO VỆ GIÁ TRỊ CHÂN CHÍNH CỦA TRUYỆN KIỀU


Nguyễn Du, một nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt-nam, người sáng tác truyện Kiều bất hủ, sinh ngày 10 tháng 8 âm lịch, năm Ất dậu (1765) cách đây 190 năm.

Người Việt-nam rất yêu thích truyện Kiều, ai cũng biết truyện Kiều và thuộc lòng nhiều đoạn.

Với một chủ nghĩa nhân đạo giàu tính chiến đấu, truyện Kiều cách đây hàng trăm năm đã tố cáo chế độ phong kiến thối nát, bất nhân, chà đạp lên quyền sống của con người. Bởi vậy, truyện Kiều, một di sản văn hóa quý báu, được nhân dân ta giữ gìn và coi trọng. Nhà thơ Nguyễn Du rất xứng đáng với lòng yêu mến của nhân dân ta.

Dưới chế độ đế quốc và phong kiến, giá trị chân chính của truyện Kiều bị che lấp và xuyên tạc nhưng truyện Kiều vẫn lưu truyền trong nhân dân ta.

Nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du năm nay, chứng ta cân nêu cao giá trị chân chính của truyện Kiều và chỉ rõ cho mọi người biết những kẻ đã xuyên tạc giá trị lớn của nó.    
Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan phong kiến Nguyễn Du vì đi sát sinh hoạt của quần chúng, cảm thông nỗi thống khổ của quần chúng dưới chế độ vua quan hà khắc, nên, với ngọn bút tài tình, đã lột trần những xấu xa nhơ bẩn của xã hội nước ta hồi cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn. Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du đã vượt qua khuôn khổ ý thức hệ phong kiến của mình và tố cáo, lột trần chế độ phong kiến thối nát và nói lên lời nói của nhân dân. Nguyễn Du đã dùng những lời rất chua chát và căm ghét đối với những việc bất công của xã hội, nhất là những sự bất công và tàn ác đối với một người đàn bà có tài, có sắc. Vì thế Nguyễn Du đã được sự đồng tình của nhân dân đời này qua đời khác. Cái giá trị lớn của Nguyễn Du là ở chỗ đó. Nguyễn Du bảo vệ quyền sống của con người, phản đối những kẻ xâm phạm quyền sống thiêng liêng đó.

Giá trị của truyện Kiều, ngoài chủ nghĩa nhân đạo mạnh mẽ của nó, còn ở những lời thơ rất đẹp, rất dân tộc, nhẹ nhàng mà ý nghĩa sâu xa. Chúng ta khẳng định giá trị chân chính của truyện Kiều và kiên quyết bảo vệ nó.

Vì bị hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ và bị chi phối bởi thế giới quan phong kiến, Nguyễn Du không vạch được lối thoát cho xã hội thối nát của thời đại mình, và cuối cùng lai muốn dẫn mọi người vào con đường định mệnh «muôn sự tại trời". Đó là nhược điểm căn bản của Nguyễn Du nhưng không vi nhược điểm đó mà bác bỏ toàn bộ giá trị lớn của truyện Kiều, cũng như địa vị lớn của Nguyễn Du trong lịch sử văn học nước ta.

Trên con đường phát triển nền văn hóa của dân tộc, chúng ta mãi mãi giữ vững giá trị của truyện Kiều. Trên Cơ sở vốn cũ dân tộc, chúng ta sẽ ra sức xây' dựng và phát triền nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng của nhân dân ta.

(Trích bảo Nhân dân cơ quan trung ương của Đẳng Lao động Việt-nam ra ngày 25 tháng 9-1955 nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Nguyễn Du).