nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

NGUYỄN DU VÀ ĐỖ PHỦ - NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. ............................................................................1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................................................... ..14

Chương I: Quan niệm sáng tác và cảm quan hiện thực trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ     .............................................................................................................................................................................................. 14

1.Giới thuyết khái niệm............................................................................................................................................................ 14
1.1. Quan niệm sáng tác trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ....................................................... ..18
1.2. Cảm quan hiện thực trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ......................................................... 27
       1.2.1. Tinh thần hiện thực................................................................................................................................................. 27
       1.2.2. Cái nhìn hiện thực.................................................................................................................................................. 33
            1.2.2.1. Cái nhìn từ những nghịch lí...........................................................................................................................33
            1.2.2.2. Cái nhìn từ nhiều chiều kích..........................................................................................................................36
       1.2.3. Hình tượng trung tâm và cách thức thể hiện...................................................................................................... 51
            1.2.3.1. Hình tượng trung tâm..................................................................................................................................... 51
            1.2.3.2. Cách thức thể hiện.......................................................................................................................................... 57

Chương II. Tư tưởng nhân văn trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ ...............................................76

2.1. Giới thuyết khái niệm........................................................................................................................................................ 76

2.2. Tư tưởng nhân văn trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ............................................................ 79

2.2.1. Lòng thương yêu, quí trọng con người....................................................................................................................... 79

2.2.1.2. Tình cảm đối với phụ nữ............................................................................................................................................ 99

2.2.1.3. Tình cảm đối với nhân vật hiền tài........................................................................................................................... 123

2.2.2. Thái độ phê phán xã hội............................................................................................................................................... 129

2.2.2.1. Lên án sự bất công, cái xấu, cái ác......................................................................................................................... 129

2.2.2.2. Thái độ đối với giai cấp thống trị.............................................................................................................................. 138

Chương III. Vai trò của cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Quá trình biến chuyển, phát triển tư tưởng nghệ thuật của các nhà thơ  ...............................................................................................   151

3.1 Giới thuyết khái niệm......................................................................................................................................................... 151

3.1.1. Vai trò của cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng nghệ thuật..................................................................................... 152

3.2. Quá trình biến chuyển, phát triển tư tưởng nghệ thuật.............................................................................................. 174

3.2.1. Giới thuyết khái niệm.................................................................................................................................................... 174

3.2.2. Hai con đường chuyển biến tiến đến bản chất hiện thực...................................................................................... 176

3.2.3. Ý nghĩa của các nhân tố tác động đến quá trình biến chuyển và phát triển........................................................ 192

C. KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................................. 202

D. ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI............................................................................................................ 210

Đ. DANH MỤC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ................................................................................................................................... 211

E TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................................... 212

A-PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

Văn học không chỉ mang tính dân tộc (national), giai cấp (classifiable), mà còn mang tính quốc tế (international), và nhân loại (universal). Do đó, so sánh sáng tác của các tác gia tiêu biếu ở các nước khác nhau giúp chúng ta không chỉ hiểu được đầy đủ, sâu sắc thêm giá trị sáng tác của mỗi người, mà còn rút ra được những kết luận có giá trị về bản chất, qui luật phát triển và sáng tạo văn học: “Khi xem xét tất cả các đời, ta có thể thấy cái sự biến đổi của tình cảm và tư tưởng. Khi xét chung các điểm dị đồng thì ta có thể hiểu rõ cái chủ chốt. Văn học, văn hóa Việt Nam có một quá trình lâu dài giao lưu và tiếp biến với văn học, văn hóa Trung Quốc. Nguyễn Du khâm phục Đỗ Phủ, và trong sáng tác của mình, có chịu ảnh hưởng thơ Đỗ Phủ. Tìm hiểu, so sánh thơ Nguyễn Du với thơ Đỗ Phủ, chúng ta hiểu rõ thêm những điều đó, và đặc biệt là những sáng tạo của Nguyễn Du đóng góp cho nền văn học, văn hóa Việt Nam. Đó cũng là một việc làm hữu ích góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam

2. Mục đích nghiên cứu của luận án

So sánh tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du với Đỗ Phủ để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng, rút ra những đóng góp có giá trị nhất về tư tư tưởng nghệ thuật của mỗi nhà thơ trong thế đối sánh. Qua đó, hiểu thêm về văn học và văn hóa của mỗi nước, đặc biệt là của Việt Nam. Nhấn mạnh những giá trị đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống sáng tác của Nguyễn Du mà từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Du, do xem xét tác phẩm hoặc các tập thơ riêng biệt, nên chưa cổ điều kiện chỉ rõ ra được: các tầng bậc của giá trị hiện thực, tư tưởng nghệ thuật qua cái nhìn hiện thực, tư tưởng nhân văn qua hệ thống hình tượng nhân vật nữ, xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, và bản chất thẩm mỹ của cái buồn, tuyệt vọng trong thơ Nguyễn Du...

3. Lịch sử vấn đề

Các nhà nghiên cứu như Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huệ Chi, Lê Đình Kỵ, Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Mai Quốc Liên, Lê Đức Niệm, Lê Thu Yến, Phạm Quang Trung, trong một số công trình, bài viết của mình có nhắc đến sự ảnh hưởng của Đỗ Phủ đối với Nguyễn Du và lòng tri âm, khâm phục của Nguyễn Du đối với Đỗ Phủ. Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi và tính chất của cấc công trình quy định nên các ý kiến của các nhà nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức độ là những nhận xét nhỏ. Đối với chúng tôi, ý kiến của các nhà nghiên cứu trên ít nhiều có tác dụng tham khảo trong việc lựa chọn đề tài của luận án. Như vậy là cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào so sánh tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du với Đỗ Phủ.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1.Phương pháp hệ thống: Coi sáng tác của mỗi tác giả là một hệ thông thẩm mĩ, trong đó có nhiều hệ thống nhỏ và ở nhiều cấp độ khác nhau khi nghiên cứu tư tưởng nghệ thuật của các nhà thơ.

4.2.Phương pháp lịch sử-xã hội: Căn cứ vào hiện thực lịch sử, xã hội, văn hóa chung và đặc thù của thời đại các nhà thơ để nghiên cứu vì nó là một phần cội rễ tư tưởng nghệ thuật của họ.

4.3.Phương pháp phân tích, đối chiếu: Phân tích, đổi chiếu tác phẩm của Nguyễn Du và Đỗ Phủ với nhau trong quá trình nghiên cứu.

4.4.Phương pháp thực chứng và tâm lí: Căn cứ vào những lời phát biểu trực tiếp của Nguyễn Du về Đỗ Phủ và thơ Đỗ Phủ, các hình ảnh Nguyễn Du vay mượn trong thơ Đỗ Phủ, và quy luật ảnh hưởng tư tưởng của các nhà văn với nhau.

5. Phạm vi vấn đề và kết câu của luận án:

5.1. Phạm vi vấn đề: So sánh những điểm tương đồng và khác biệt về tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Nghiên cứu sâu thêm về Nguyễn Du qua so sánh với Đỗ Phủ.

5.2. Kết cấu của luận án:

Luận án gồm có 207 trang (không kể 12 trang của phần “Thư mục”). Ngoài các phần "Mở đầu”, “Đề xuất các bước nghiên cứu mới “Danh mục bài báo đã công bố'' và “Kết luận”, luận án gồm ba chương. Chương I: Quan niệm sáng tác và cảm quan hiện thực trong tư tưởng  nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Chương II: Tư tưởng nhân văn trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Chương III: Vai trò của cảm hứng chủ đạo trong tư tưỏng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Quá trình biến chuyển, phát triển tư tưởng nghệ thuật của các nhà thơ.

6. Những đóng góp mới của luận án:

Chúng tôi đã cố gắng chỉ ra được những tương đồng và khác biệt cơ bản nhất trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Riêng với mỗi nhà thơ, luận án cũng có những đóng góp mới. về Đỗ Phủ, người viết mang lại những cách nhìn mới về tư tưởng và thẩm mĩ trong hình tượng con người, về tính độc đáo trong tư tưởng nhân văn, về hành trình thơ...Với Nguyễn Du, người viết đã chỉ ra: những tầng bậc hiện thực, hình tượng con người nhân văn trong hành trình của nó, tính độc đáo và phổ quát của hình tượng Thúy Kiều từ góc tiếp cận mới, các tầng bậc trong hệ thống nhân vật nữ, bản chất tư tưởng và thẩm mĩ của cái buồn và tuyệt vọng, hành trình tư tưởng trong thơ.

B - PHẦN NỘI DUNG

Chương I : QUAN NIỆM SÁNG TÁC VÀ CẢM QUAN HIỆN THỰC TRONG TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU VÀ ĐỖ PHỦ

1.1. Giới thiệu khái niệm tư tưởng nghệ thuật.

Tư tưởng nghệ thuật là toàn bộ những quan niệm, nhận thức, lí giải, cùng tình cảm, thái độ trước hiện thực xã hội, con người và thế giới tự nhiên của nhà văn, được thể hiện, kết tinh trong toàn bộ hệ thống lác phẩm. Nó có thể được thể hiện phần nào trong những lời phát biểu trực tiếp quan niệm về nghệ thuật, nhưng chủ yếu là những nhiệt hứng mãnh liệt của chủ thể sáng tạo thể hiện trong những hình tượng sống động. Theo Biêlinxki, “một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một giáo điều hay một qui tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng” . Tư tưởng nghệ thuật vừa thể hiện thông qua tất cả các yếu tố trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa ở trong mối quan hệ tiếp nhận, đồng sáng tạo của độc giả đối với văn bản. Do đó, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn vừa ở dạng “tĩnh” vừa ở dạng “động”. Dạng “tĩnh” là những nét bất biến trong suốt quá trình nhận thức của người đọc qua các thời đại, dạng “động” là những nhận thức mới, lý giải mới của các thế hệ sau so với thế" hệ trước đối với tác phẩm. Tư tưởng nghệ thuật có mối quan hệ với các lĩnh vực, loại hình khác của tử tưởng như tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học - tôn giáo, tư tưởng đạo đức, nhưng không đồng nhất với những loại tư tưởng này. Tư tưởng nghệ thuật của nhà văn không phải nhất thành, bất biến ở một thời điểm sáng tác nào đấy mà biến chuyển, phát triển trong suốt cả quá trình sáng tạo của họ.

1.2. Quan niệm sáng tác trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ.

Quan niệm sáng tác không chỉ thể hiện trong những lời “trực ngôn,, của các tác giả về văn chương mà còn toát lên từ toàn bộ sáng tác của các nhà thơ. Tuy Nguyễn Du và Đỗ Phủ đều ít nói về quan niệm sáng tác của mình nhưng thơ là một phần quan trọng trong lẽ sông của họ. Đỗ Phủ quan niệm rằng văn chương là “chuyện muôn đời” nhưng cũng là “cõi riêng” của mỗi người, được thua tấc lòng tự biết: “Văn chương thiên cổ sự, Đắc thất thôn tâm tri” (Cảm tác). Ông thể lộ: “Độc thư phá vạn quyển, hạ bút như hữu thần” (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận). Nguyễn Du cũng tự bạch rằng, ông “Bách niên cùng tử văn chương lí” (trăm năm chết xác trong chốn văn chương - “Mạn hứng”), dẫu biết “Sinh bình văn thái tàn lung phượng” (văn chương (của tôi) lúc sinh thời như con phượng nằm trong lồng nát - “Tống Nguyễn Sĩ Hữu Nam qui”). Đặc biệt, qua những triết luận nhân văn của ông về bi kịch của Khuất Nguyên và Đỗ Phủ, ta hiểu được phần nào quan niệm của ông về văn chương: văn chương có được từ nghịch lí hiện thực và nỗi đau cuộc đời: “Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ, Hà hữu Li tao kế Quốc phong?” (nếu hiến lệnh được ban hành thì làm sao có Li tao nối tiếp Quốc phong? - “Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu”). Cũng với quan niệm như thế, trước mộ Thiếu Lăng “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư”, ông viết: “Nhất cùng chí thử khởi công thi?” (cùng khốn đến thế phải chăng vì hay thơ? - “Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ”), về cơ bản, chính hiện thực cuộc đời đã tạo nên quan niệm sáng tác của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Các nhà thơ đều ý thức rằng thơ làm đẹp cuộc đời. Nguyễn Du quan niệm: “Thi thành thảo thụ giai thiên cổ” (Hán Dương văn diễu). Đỗ Phủ cho rằng Lí Bạch nhờ có thơ bay mà “Thiên thu vạn tuế danh” (Mộng Lý Bạch). Nhưng cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ đều không có mục đích lập danh với thơ, bằng thơ dù rằng họ đã “dâng tặng” cả cuộc đời mình cho thơ. Các nhà thơ luôn có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm cẩn trong sáng tác nhưng với họ, thơ không hề là chuyện câu chữ. Nguyễn Du từng “Bách niên cùng tử văn chương lí” nhưng ông vẫn khẳng định: “Linh văn bất tại ngồn ngữ khoa” (văn thiêng không phải ở khoa ngôn ngữ - “Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài”).

Cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ đều có ý thức học tập cái hay trong thơ người khác nhưng theo cách riêng của mình. Nguyễn Du đã tiếp thu tinh hoa của nhiều nhà thơ Trung Quốc, đặc biệt đã “Mộng hổn đa nhập Thiếu Lăng thi” (Y nguyên vận kí Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên) nhưng đã tạo nên một thế giới thơ của riêng mình. Đỗ Phủ tâm sự: "Trộm mong được kề vai sát cánh cùng đi với Khuất Nguyên, Tống Ngọc chứ không muốn đi theo cái mặt trái "uỷ mị, yếu đuối” (của thi ca) đời Tề, Lương...Cắt phăng cái giả tạo, hư ngụy, lập nên vẻ phong nhã mới” . Qua thơ mình, Đỗ Phủ đã tạo nên một nền nghệ thuật mới, một “vẻ phong nhã mới". Nguyễn Du có mối quan hệ đặc biệt với Đỗ Phủ và thơ Đỗ Phủ. Qua sự khâm phục, tôn vinh của Nguyễn Du đối với Đỗ Phủ, và đặc biệt, với việc ông “nhập tâm” thơ Đỗ Phủ, chúng ta hiểu được phần nào quan niệm sáng tác của ông. Nguyễn Du “chết xác trong chốn văn chương” không phải để lập thân, lập danh. Văn chương của ông là “những điều trông thấy”, là những suy tư bạc tóc, những ám ảnh vì con người đau khổ. Thế giới hiện thực, con người đa dạng, phong phú với nhiều tầng bậc ý nghĩa trong thơ Nguyễn Du toát lên quan niệm sáng tác của ông. Ông sáng tạo trong nước mắt: ‘Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều” (Tố Hữu), “lời văn chảy ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường Chủ Nhân). Thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Du không phải là những cái loa phát ngôn cho tư tưởng phong kiến chính thống. Nguyễn Du coi “thơ là người”: “Kiến thi như kiến nhân”. (Đề Vi, Lư tập hậu). Đó chính là cái chân lí mà Lưu Hiệp đã khái quát: “Đời xa không ai thấy mặt nhà văn nhưng xem văn liền thấy mặt của họ” Đó là một số điểm giống nhau cơ bản trong quan niệm sáng tác của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Chúng ta sẽ tiếp tục xem xét các nhà thơ đã “kiến’' bằng con mắt nào, cái nhìn nào trong những phần tiếp theo của luận án.

1.3. Cảm quan hiện thực trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

1.3.1. Tinh thần hiện thực .

Tinh thần hiện thực là ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Nó ảnh hưởng đến chiều hướng, đặc tính tư tưởng nghệ thuật trong tác phẩm. Theo M.B.Khraptrenkô thì điều đó “đòi hỏi nghệ sĩ kiên quyết thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng và quá trình dù chúng xuất hiện với diện mạo nào đi nữa, đòi hỏi nghê sĩ truyền đạt sự thật dời sống...bảo vệ tất cả những gì tác động đến sự lớn lên của con người” . Không những cuộc đời riêng, cả “hùng tâm “sinh kế'’ đều “lưỡng mang nhiên”, không làm các nhà thơ quay lưng lại với cuộc sống mà đó chính là những điều kiện để họ hiểu rõ hơn những hiện thực bản chất và phản ánh một cách chân thành vào tác phẩm của mình. Trong đó, thân phận của những người lao khổ, lầm than, đau xót và bất hạnh, tủi nhục là trung tâm chi phối tư tưởng nghệ thuật của các nhà thơ. Chính ý thức trách nhiệm đốì với cuộc đời, tinh thần hiện thực trong những sáng tác của các nhà thơ là một trong những nguyên nhân làm cho họ sớm kiệt lực về thể chất, kéo theo đó là “tóc bạc’' ‘‘bệnh tật"... Các nhà thơ có nói đến rượu, hành lạc nhưng điều đó chỉ thoảng qua hạy chỉ là cách nói để phủ nhận thực tại xâu xa, đáng lên án hơn là những sự chạy trốn cuộc đời. Chính tinh thần hiện thực là một phần của tư tưởng nghệ thuật trong thơ Đổ Phủ và Nguyễn Du.

1.3.2. Cái nhìn hiện thực

Cái nhìn hiện thực là phương cách cảm quan, nghiền ngẫm, tiếp nhận, phát hiện và xử lí những chất liệu, nguồn mạch, dạng thái của hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật.

1.3.2.1. Cái nhìn từ những nghịch lí, phi lí

Điểm tương đồng đầu tiên là các nhà thơ đã nhìn hiện thực từ những nghịch lí. Đó chính là cái nghịch lí khi “Cửa son rượu thịt ôi” mà “Ngoài đường xương chết buốt” (Tự kinh phổ...)” nơi thì  “Cám nấu thay cơm, cỏ nấu canh” (Trở binh hành) mà nơi thì “Cơm nguội lòng sông chìm trắng đổ” (Thái Bình mại ca giả), hay “Thức ăn thừa để đi, Chó láng giềng chẳng ngó” mà con người vô tội phải “Chết lăn rãnh đến nơi, Thịt da béo cầy sói” (Sở kiến hành). Nghịch lí là hiện thực bản chất về thân phận con người. Nó nói lên được bi kịch nhân văn của nhân loại, và là đối tượng chú ý hàng đầu của nhà văn. Nhà văn còn cần phải biết diễn tả nó trong những “hình thức mới của cái nhìn” Từ cái nhìn vào nghịch lí, các nhà thơ đã lạ hóa đối tượng, và qua đó mang lại những giá trị tư tưởng mới mẻ cho hình tượng thông qua những bi kịch có tầm phổ quát sâu rộng. Các hình ảnh vể sự bất công bóc lột đã có trong Kinh thi, nhưng đến Đỗ Phủ được nhìn ở tầm phổ quát đất mang bể chứa muôn nguồn dồn lại.

Nghịch lí trong thơ Đỗ Phủ có mặt khắp nơi trên mọi nẻo đường số phận của con người: “tân hôn” mà phải “biệt”, “thuỳ lão”, “vô gia” cung phải “biệt” nốt! Hoặc là “Ngoài biên như máu đỏ ngầu như bể” mà “Nhà vua cồn chưa nghỉ khai biên” (Binh xa hành). Những số phận các nhân vật lịch sử, văn hóa Trung Quốc trong đề tài sáng tác của Nguyễn Du vốn là sự kiện đã có trong sử Trung Quốc, “Truyện Kiều có cốt truyện vay mượn của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng với cái nhìn mới, cảm xúc mới thông qua sự phát hiện nghịch lí, Nguyễn Du đã nâng vấn đề lên những tầm cao mới của tư tưởng. Nguyễn Du viết về Khuất Nguyên khác Tống Ngọc, nghĩ về Đỗ Phủ khác người đời. Thủ pháp chính trong cái nhìn quá khứ, lịch sử của Nguyễn Du là hiện tại hóa quá khứ. Ông kéo những số phận cá biệt trong lịch sử về trong bi kịch thì hiện tại, biến cái “đã là” thành cái “đương là”. Cái nhìn mới của Nguyễn Du thể hiện qua các nghịch lí của nhiều sô"phận nhân vật nhưng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thông là nghịch lí cơ bản: con người nhân văn có đầy đủ khả năng để cống hiến cho cuộc đời và lẽ ra phải có cuộc sống hạnh phúc, tự do với khát vọng, tình yêu, ý thức người vươn lên nhưng nó phải chịu những thực trạng bi thảm nhất. Tư tưởng, tình cảm, thái độ của chủ thể phát hiện ra nghịch lí, phi lí mới là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ đã có thái độ trước các nghịch lí đó một cách rõ ràng: căm phẫn, bất bình, và chỉ ra rằng xã hội phải chịu trách nhiệm. Ở Đỗ Phủ, nghịch lí, phi lí được thề hiện ở lao động và hưởng thụ, con người cần lao trong xã hội nhà Đường vô tội mà phải chịu đủ mọi thứ: đói khát, chết chóc, gia đình li tán, bất cỏng...và rộng ra là của bất kì xã hội bóc lột náo. Ở Nguyễn Du, ta thấy nối bật lên cái nghịch lí về quyền sống của con người cùng những phẩm chất và năng lực, khát vọng sống cao đẹp của nó lẽ ra phải được phát triển “đến tận độ” (chữ của C.Mac) thì bị chặn đứng, truy bức, thủ tiêu. Con người nhân văn cao đẹp, cô đơn, lẻ loi, lạc lõng giữa xã hội, bị truy đuổi bởi cái giá trị ý thức nhân văn của nó. Cái nhìn hiện thực từ những phi lí đã chi phối và quyết định cách xây dựng các hệ thống hình tượng theo thế đối lập trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Ở Đỗ Phủ, sự đối lập được nhìn từ những điều kiện sống thiết yếu cơ bản nhất của con người: cơm áo, nhà cửa, hoà bình (giữa có và không, thiếu và đủ)...Ở Nguyễn Du, sự đốỉ lập cũng có đặc điểm như ở Đỗ Phủ nhưng cơ bản nhất là sự đối lập và sự loại trừ giữa văn hóa — tha hóa, giữa con người cổ đơn lẻ loi, vô tội với“quỷ ma” có mặt ở khắp nơi...Sự đốì lập còn được Nguyễn Du nhìn trong thế xung đột của những dục vọng, phẩm tính trái ngược nhau trong chính con người cá nhân. Con người luôn được đặt, được khám phá và phát hiện ở lằn ranh mỏng manh giữa hai lực lôi kéo đôì lập và trái ngược: tha hóa và văn hóa, cam chịu và phá bỏ, đầu hàng và vươn thoát, chấp nhận và chống lại., Do đó, con người luôn luôn phải vật vã, giày vò, đầu tranh để vươn lên vì chất Người cao quý (Tố Như và Thúy Kiều giống nhau cơ bản ở điểm này).

1.3.2.2. Cái nhìn từ nhiều chiều kích

Trước hết là cái nhìn cắt ngang và bổ dọc. Cái nhìn cắt ngang là cái nhìn hiện thực trên tiết diện mặt cắt ngang (đồng đại) lịch sử và xã hội. Cái nhìn bổ dọc là cái nhìn theo "chiều dọc lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa (lịch đại). Cái nhìn cắt ngang và bổ dọc cổ những giao điểm (thường là trung tâm điểm nhìn của người nghệ sĩ). Hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Du và Đỗ Phủ là kết quả vừa của cái nhìn cắt ngang vừa của cái nhìn bổ dọc. Tuy nhiên, ở Đỗ Phủ, cái nhìn cắt ngang chiếm ưu thế, ở Nguyễn Du cái nhìn bổ dọc chiếm ưu thế. Đỗ Phủ, với cái nhìn bổ đọc, dõi về quá khứ thời Nghiêu Thuấn để thế hiện khát vọng “giúp vua” để phơi bày thực tại đau khổ của con người. Đồng thời ông cũng chỉ rõ nỗi đau của các bậc hiền tài trong quá khứ như Khuất Nguyên, Tống Ngọc, Đào Tiềm...và sự tri âm của ông. Đỗ Phủ chủ yếu tái hiện cuộc sống qua cái nhìn cắt ngang. Toàn bộ hiện thực cuộc đời ổng, nhân dân, lịch sử và xã bội thời ông sống được thể hiện rất rõ. Thơ ông tràn đầy sự kiện thời sự. Ông xoáy sâu vào những hiện thực tiêu biểu nhất, nêu bật lên bản chất hiện thực. Đỗ Phủ là nhà “Thi sử”, nhưng ông nhìn lịch sử từ nhân văn (khác với Tư Mã Thiên vì Tư Mã Thiên chủ yếu nhìn lịch sử ở sự kiện, hành động, triết luận). Hiện thực được phản ánh một cách cụ thể, chi tiết, xác thực; các ngày tháng của thời gian, địa điểm, không gian xác định trong thơ Đỗ Phủ quy định việc sử dụng thể loại thơ, đề tài thơ...của ông. Nguyễn Du cũng có những mảng hiện thực thể hiện rõ cái nhìn cắt ngang như Đỗ Phủ. Đó là cảnh mất mùa, đói khát, chết chóc...trong các bài thơ như “Sở kiến hành” “Trở binh hành”, “Thái Bình mại ca giả”...Ở cái nhìn bể dọc, ông dõi vào những mạch ngầm của sự vận động lịch sử, đấu tranh văn hóa vđi những bi kịch xuyên thời đại. Hiện thực trong thơ Nguyễn Du chủ yếu không nằm ở bề mặt bằng các sự kiện thế sự mà ở chiều sâu của văn hóa và tâm lí con người: hiện thực văn hóa và hiện thực tâm lí. Ở đây, vại trò “đồng tác giả’' của người đọc cực kì quan trọng trong quá trình tiếp nhận. Hiện thực chính trong tác phẩm của Nguyễn Du là bi kịch của ý thức nhân văn, lý tưởng nhân văn trong xã hội phong kiến bảo thủ và phản động, đặc biệt là vào giai đoạn suy tàn và tan rã. Trong cái nhìn bổ dọc, ông lập nên các hệ thống hình tượng, nhân vật xuyên lịch sử: hệ Kiều (Kiều, Tiểu Thanh...và cả Tố Như) - hệ của bi kịch bị vùi dập, khát vọng sống cao đẹp bị thủ tiêu, những kết tinh cao đẹp nhất của giống người trở thành miếng mồi, đối tượng săn lùng của tha hóa và tội lỗi...Hệ thứ hai đôi lập với hệ thứ nhất: vợ chồng Tần cối, Ngần Thượng, Hoạn Thư, Hồ Tốn Hiến...là “họ’ — cách gọi chung nhất cho thế lực thông trị “Nhai xé thịt người ngọt xớt như đường" (Phản chiêu hồn). Hệ thứ ba phái sỉnh từ hệ thứ hai: hộ Tú Bà, sở Khanh, Bạc bà, Bạc Hạnh..., hệ của sức mạnh tha háa phản nhân văn. Cái nhìn hiện thực của Nguyễn Du chi phổi cách xây dựng hình tượng và sử dụng bút pháp: ước lệ, tượng trưng đi với chi tiết, cụ thể; khái quát phối kết với đặc thù, cá biệt. Từ đó tư tưởng nghệ thuật qua cái nhìn hiện thực của Nguyễn Du được thể hiện ỏ ba câp độ, tầng bậc. Thứ nhất là những mảnh, mảng hiện thực trực tiếp nói về cuộc sống đau khổ của con người và tội ác của xã hội, của lực lượng thống trị: hiện thực thế sự. Thứ hai là hiện thực lịch sử - thời đại được nhìn ở cấp độ bi kịch: bi kịch ở thời đại Lê mạt - Nguyễn sơ khi cái tiến bộ trỗi dậy nhưng chưa đủ mạnh nên đã bị cái xấu cái ác, cái bảo thủ phản động tìm diệt, truy bức. Thứ ba là câp độ hiện thực văn hóa: bi kịch của cuộc đấu tranh của con người trong suốt chiều dài lịch sử để bảo vệ và phát huy những giá trị cao quý của con người, chống lại những thế lực và sức mạnh phản con người. Trước hết, đó là hiện thực văn hóa thời phong kiến Việt Nam, và rộng ra là của cả nhân loại tiến bộ. Các nhà thơ lớn của dân tộc như Chế Lan Viên, Tố Hữu đã tiếp nhận “Truyện Kiều” ở gổc độ hiện thực văn hóa. Hiện thực trong thơ Nguyễn Du và Đỗ Phủ là kết quả của cái nhìn nhiều chiều kích, tầm cấp: vĩ mô và vi mô, chủ lưu và chi lưu, đại tự sự và tiểụ tự sự, chủ thể và khách thể... Đặc biệt, các nhà thơ còn nhìn hiện thực cả ở “dương bản” và “âm bản: “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du là một kiểu nhìn hiện thực hết sức độc đáo và có hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt. Cái nhìn từ âm bản này không làm lu mờ hiện thực mà góp phẩn làm cho bức tranh hiện thực thêm rõ nét và sinh động. Ta có thể thấy đặc điểm này ở thơ Đỗ Phủ (trong “Binh xa hành”) nhưng không đậm đặc như Nguyễn Du.

1.3.3. Hình tượng trung tâm và cách thức thể hiện

Ở đây, chúng tôi giới hạn sử dụng khái niệm hình tượng với cấp độ ý nghĩa chỉ một kiểu loại người. Hình tượng trung tâm là trung tâm điểm nhìn trong cảm quan hiện thực và là một trong những nội dung quan trọng góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật nhà văn.

Trong tác phẩm cửa cả hai nhà thơ, hình tượng trung tâm đều là con người bất hạnh - nạn nhân của xã hội, đi vào cụ thể thì ở Đỗ Phủ là “lê nguyên” còn Nguyễn Du là người phụ nữ. Các nhà thơ xây dựng nhân vật trong sự phối kết giữa chủ quan và khách quan, thể hiện và tự thể hiện. Đỗ Phủ đặt nhân vật trong những bức tranh tiêu biểu, cụ thể, xác thực trên nền hiện thực đương đại với thời gian, không gian mang tính biên niên, còn hình tượng trung tâm của Nguyễn Du được đặt trên trục dọc lịch sử — văn hóa trong xu thế bị xã hội truy đuổi, loại trừ, tiêu diệt. Do sự chi phối và quy định của thể loại và các nguyên nhân khác, Đỗ Phủ không xây đựng nhân vật theo kiểu điển hình. Nguyễn Du xây dựng thành công một sô" nhân vật điển hình, trong đó, nhân vật Thúy Kiều được xây dựng trong sự phối kết của cụ thể với tượng trưng, xác thực với ước lệ qua các mối quan hệ vừa cá biệt vừa phổ quát trong xu thế đối thoại. Nó là một kiểu điển hình nghệ thuật độc đáo bởi tuy khác chuẩn điển hình thông dụng nhưng nó lại có sức sống bất tử, tầm phổ quát sâu rộng, sức chinh phục mạnh mẽ.

Chương II: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU VẰ ĐỖ PHỦ

 2.1. Giới thiệu kháỉ niệm.

Tư tưỏng nhân văn là tình cảm yêu thương, quý trọng, bênh vực chở che con  người, đề cao những giá trị, năng lực, phẩm chất cao đẹp của con người và chống lại những sức mạnh, thế lực phản con người. Nó là một phạm trù tư tưởng liên quan đến nhiều ngành nghệ thuật với những sắc thái đặc thù nhưng tất cả thống nhất ở điểm cơ bản: vì Con Người. Tư tưởng nhân văn là một phạm trù lịch sử. Nó có sự phát triển theo thời gian: “Lịch sử văn học là lịch sử của chủ nghĩa nhân đạo”  (N.Konrat). Trong thực tế nghiên cứu trên thế giới, người ta chi sử dụng một khái niệm (humanism), còn ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm nhân văn. Người ta có thế sử dụng những khái niệm đồng nghĩa tương đốì là tư tưởng nhân bản tư tưởng nhân đạo.

Trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyên Du và Đỗ Phủ. Tư tưởng nhân văn là nội dung quan trọng nhất, là cốt lõi. Bởi tư tưởng nghệ thuật là những “nhiệt hứng mãnh liệt” trong sáng lác, mà với Nguyễn Du và Đỗ Phủ thì nhiệt hứng mãnh liệt nhất là nồi đau, nỗi lo và lòng thương yêu con người bất hạnh, đau khổ một cách bết sức sâu sắc của các nhà thơ.

2.1. Tư tưởng nhân văn trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

2.2.1. Lòng thương yêu, quí trọng con người

2.2.1.1. Tình cảm đối với con người cần lao

Điểm tương đồng lớn nhất và cũng là nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du và Đỗ Phủ là các nhà thơ đã diễn tả cuộc sống khổ cực, tủi nhục của nhân dân vđi những tình cảm yêu thương chân thành nhất, thiết tha nhất. Các nhà thớ hòa vào cảnh ngộ của con ngưỡi bất hạnh để cất lên tiếng nói đau thương (trong thơ Đỗ Phủ: “Binh xa hành”, “Tiền xuất tái’\ “Hậu xuất tái”, “Tam lại’\ ‘Tam biệt”...; trong thơ Nguyễn Du: “Sở kiến hành”, “Trở binh hành”, ‘Truyện Kiều”...).Các nhà thơ xoáy sâu vào những đòi hỏi, điều kiện sống thiết yếu nhất của nạn nhân xã hội để họ được là con người: áo cơm, gia đình, nhà ở, đoàn tụ, yên bình. Sự tan vỡ, tang thương của gia đình là cái then, là một trong những trung tâm điểm nhìn của Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Nỗi đau của con người được nhìn một cách toàn diện, ở nhiều cấp độ trong thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Phủ: đói rét, bệnh, già (vì đói và bệnh), chết, li tán, không nhà, chạy loạn, gia đình tan vỡ, lo cho ngày mai...Từ đó, cuộc sống đẩy nước mắt, đói khát, bất hạnh của nhân dân ùa vào thơ Đỗ Phủ. Nước mắt của ông hoà lẫn với nước mắt, máu của dân đen. Các từ ngữ như “khóc”, “lệ", “máu” xuất hiện trong thơ ông với tẩn số cao (trong 997 bài thơ có 190 lần nhắc đến “nước mắt”, “khóc", 33 lần nhắc đến “máu) Trong thế giới thơ Nguyễn Du cũng như trong thơ Đỗ Phủ, con người lao khổ chiếm vị trí quan trọng. Hình ảnh người vợ các nhà thơ để lại nhiều nét đẹp trong tư tưởng nhân văn cao cả ở thơ Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Bên cạnh những điểm tương đồng, ta còn thấy những điểm khác biệt. Xét trực tiếp, trong thơ Nguyễn Du, hình tượng người dân lao khể, đân đen không phải là hình tượng trung tâm như trong thơ Đỗ Phủ. Tuy nhiên, xét ở nghĩa bóng, nghĩa ý niệm chứ không phải trực cảm thì con người đau khổ quán xuyến toàn bộ tác phẩm của ông. Cho nên nhân dân lao động thấy rõ bóng dáng của mình, tâm sự của mình trong hình tượng này.

2.2.1.2. Tình cảm đối với phụ nữ

Điểm tương đồng trong tình cảm của Nguyễn Du và Đỗ Phủ dành cho nhân vật nữ là xót thương vô hạn trước số phận của những phụ nữ khổ đau, bất hạnh (trong số đó có vợ của các nhà thơ), căm ghét những phụ nữ độc ác, quỷ quyệt...Điểm khác biệt là tình thương của Đỗ Phủ dành cho người phụ nữ cơ bản cũng là tình cảm chung cho những người “dân đen” dù rằng thân phận của người phụ nữ cổ phần xổt xa hơn, cay đắng hơn. Tư tưởng nhân văn qua nhân vật nữ trong tác phẩm của Đỗ Phủ có nhiều nét khác biệt với nhân vật nữ trong thơ Lí Bạch và Bạch Cư Dị nổi riêng và thơ Đường nổi chung. Lí Bạch chủ yếu chú ý nét đẹp lãng mạn, nên thơ của người phụ nữ trong một số cảnh huống cụ thể hoặc tâm trạng buồn trông, mong nhớ, đợi chờ của người chinh phụ (“trong “Oán tình”, “Mạch thượng tặng mỹ nhân -Ngô Vương: vũ nhân bán túy”.. Bạch Cư Dị ca ngơi sự bất tử của tình yêu thủy chung (Trường hận ca), nỗi buồn hận, xa xót của cái tình, cái tài khi phổi pha, tàn lụi do oan trái (Tỳ bà hành)...Đỗ Phủ chú ý nhiều nhất đến mọi dáng vẻ khổ đau, những cảnh ngộ buồn tủi đặc biệt của người phụ nữ lao động (Tam lại, Tam biệt, Tiền xuất tái, Hựu trình Ngô lang…) Trong tác phẩm của Nguyễn Du người phụ nữ được nhìn ở kênh thẩm mỹ khác mà cơ bản là bi kịch, nghịch lí của những phẩm chất Sắc-Tài-Tình cùng những khát vọng, ý thức nhân văn bị xã hội, cái ác, cái xấu tiêu diệt, chà đạp, truy đuổi. Do đó, nó có những miền giao thoa với nhân vật hiền tài và tạo nên hệ thống mở với khả năng tạo nên sự cộng hưởng sâu rộng của nhiều thế hệ, tầng lớp độc giả với nhiều tầng bậc ý nghĩa. Nhân vật nữ trong tác phẩm Nguyễn Du tạo nên nhiều phân hệ, nhiều cấp độ và kênh thẩm mỹ tư tưởng khác nhau: Người phụ nữ dân đen chịu đau khổ về áo cơm, đói rét, chết chóc (Sở kiến hành, Trở binh hành...); ngưỡi phụ nữ có đạo đức, sắc đẹp, thủy chung nhưng chịu bi kịch (Vợ vua Thuấn, Ngu Cơ...); người phụ nữ là hiện thân của bi kịch những năng lực phẩm chất bị hủy hoại, tàn diệt (Tiểu Thanh, cô cầm...); người phụ nữ mang bi kịch của dân tộc và của nhân loại: Thúy Kiều. Qua nhân vật này, Nguyễn Du đã phát hiện ra con người cá nhân. Nhưng khi vươn lên trổ những bông hoa của riêng mình, nó vẫn không tách khỏi cội rễ của đạo lí và văn hóa Việt Nam. Tức là ở Thúy Kiều, cổ sự hài kết tự nhiên, thuyết phục giữa cái Tôi với cái Ta. Đặc biệt hơn là qua cuộc đấu tranh của nhân vật Thúy Kiều với chính mình, ông đã khai sinh ta con người ngay trong con người. Ý nghĩa tư tưởng, thẩm mĩ của nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Du có những nét khác với nhân vật nữ của các nhà văn cùng thời. Nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Du xuất hiện nhiều, đa dạng, phong phú với nhiều góc nhìn của tác giả tạo nên nhiều tầng bậc ý nghĩa. Tự tưởng của Nguyễn Du qua nhân vật nữ có tầm khái quát cao, trước hết là cho những giá trị văn hóa, tư tưởng của con người Việt Nam, và đồng thời, qua đó tạo được những giá trị phổ quát của nhân loại. Trong khi đó, nhân vật nữ trong tác phẩm của các nhà thơ khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều... thường xoáy sâu vào một khía cạnh nào đấy mang tính bi kịch ở phạm vi xã hội và nhân văn mang tính thời đại đặc thù.

2.2.1.3. Tình cảm đốì với những bậc hiền tài.

Nhân vật hiền tài vốn là tinh hoa văn hóa của lịch sử, của dân tộc và nhân loại. Thông qua số phận của họ, ta hiểu được phần nào bản chất của thời đại. Thế nên bi kịch của họ cũng là bi kịch của văn hóa, lịch sử. Điểm tương đồng là cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ đều có tình cảm quý trọng, đề cao nhân cách của nhân vật hiền tài. Đỗ Phủ, từ những số phận cụ thể, rút ra những kết luận: “Cổ lai tài đại nan vi dụng” (xưa nay tài lớn khó dùng — (Cổ bách hành)” .. Nguyễn Du cũng đề cao Khuất Nguyên, Lí Bạch, Gia Cát Khổng Minh, Thiếu Lăng...Điểm khác biệt là tần số xuất hiện loại nhân vật này ở Nguyễn Du nhiều hơn ở Đỗ Phủ. Trong thơ Nguyễn Du, nhân vật hiền tài đa dạng và phong phú như các trung thần, các tấm gương dũng cảm, nhà chiến lược giỏi, nhà thơ...Nhưng ông đặc biệt chú ý vào bi kịch của các nhà văn hóa lớn như Khuất Nguyên và Đỗ Phủ. Hai bài thơ Nguyễn Du khóc Thiếu Lăng (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ) chứa nhiều ý nghĩa nhân văn độc đáo và sâu sắc. Nguyễn Du khổng chỉ khóc thương Thiếu Lăng mà từ số phận cá biệt của con người này, ông dựng lên được bi kịch nhân loại. Ông nhìn Thiếu Lăng “khác lòng người ta”: “Độc bi dị vực kí cô phần”. Nước mắt ổng khóc Thiếu Láng chan chứa trong một trường ngữ cảnh thấm đẫm hồn thơ Thiếu Lăng qua lớp lớp từ ngữ ông gọi về từ thơ Thiếu Lăng: Lỗi Dương, tùng bách, thu phố, ngư long, nhật mộ vân, nho quan...Ông khóc người mà cũng khóc cho chính bản thân mình và cho bi kịch “Nhất cùng chí thử khởi công thi” của hiền tài, văn hóa trong xã hội lúc bấy giờ.

2.2.2. Thái độ phê phán xã hội

2.2.2.1. Lên án sự bất công, cái xấu và cái ác

Điểm tương đồng lớn nhất là các nhà thơ đều kịch liệt lên án sự bất công, cái xấu, cái ác trong xã hội. Hai hệ thống đối lập: một bên là người dân đói rét, chết chóc, đau khổ và một bên bọn nhà giàu, thống trị sống xa hoa, phè phỡn, phung phí và tội lỗi đà làm bật lên điều đó. Các nhà thơ đều đứng về phía nạn nhân của xã hội để tố cáo. Đổ Phủ viết: Quan lớn trong triều ngấy rượu thịt, Bọn dân mảnh vải tấm tranh không” (Tuế án bành). Hoặc: “Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường xương chết buốt" (Tự kinh phổ Phụng Tiên huyện hoài vịnh ngũ bách tự"...Nguyễn Du cũng đã vạch trần sự bất công qua các bài thơ "Thái Bình mại ca giả”, “Sở kiến hành”  Đỗ Phủ phê phán chiến tranh phi nghĩa, lòng tham của vua...như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nỗi khổ của dân. Nguyễn Du hướng đến việc lên án tội ác tìm diệt chất người trong con người, làm tha hóa con người. Đồng thời ông cũng chỉ ra mặt trái cùa đồng tiền khi xã hội phong kiến bước đến bước cuối suy tàn, tan rã.

2.2.2.2 Thái độ đối với giai câp thống trị

Ở một mức độ nhất định, việc lên án cái xấu, cái ác đã bao hàm thái độ phê phán giai cấp thông trị vì cái ác, cái xấu và bất công vốn do chúng gây ra. Tuy nhiên, hai vấn đề vẫn không phải là một, và chúng tôi xem xét riêng để hiểu vấn đề được thấu đáo hơn. Điểm tương đồng là các nhà thơ đã đứng về pbía số đông người lao động, lương thiện, bị áp bức để phê phán giai câp thống trị. Điềm khác nhau là Đỗ Phủ vừa ca ngợi vừa phê phán. Điều này không phải mâu thuẫn vì ông ca ngợi vua tốt, tôi hiền, phê pnán cái sai của vua, cái dở tệ của triều đình, của quan lại. Nguyễn Du chỉ cố phê phán, sự phê phán mang tính chất phủ nhận hầu như tuyệt đốì không bao hàm ý thức xây dựng. Điểm khác biệt nữa là con người bị phê phán trong thơ Đỗ Phủ thường cụ thể, kèm theo danh tính xác định, đỏi tượng bị phê phán cũng như cái xấu, cái ác bị lên án thường hiện rõ nguyên hình. Nguyễn Du vừa phê phán những con người cụ thể vừa dựng nên hệ thống hình tượng của giai cấp thống trị bao trùm lên cả mọi kiếp người suốt lịch sử. Hình tượng vừa cụ thể, vừa khái quát. “Họ” là cách Nguyễn Du gọi chung bọn chúng "Nhai xé thịt người ngọt xớt như đường” (Phản chiêu hồn) có lúc hiện hình, có lúc ẩn hình nhưng luôn rình rập trên mỗi bước đường số phận của con người vô tội, đặc biệt là con người nhân văn.

Chương III: VAI TRÒ CỦA CẢM  HỨNG CHỦ DẠO TRONG TƯ TƯỞNG NGIIỆ THUẬT NGUYỄN DU VÀ ĐỖ PHỦ. QUÁ TRÌNH BIẾN CHUYỂN, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT  CỦA CÁC NHÀ THƠ.

3.1. Vai trò của cảm hứng chủ đạo trong tư tường nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

3.1.1.   Giới thiệu khái niệm

Trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, cảm hứng chủ đạo luôn tà sợi chỉ đỏ xuyên suốt, và có tác dụng tạo nên sự thống nhất cho thế giới nghệ thuật của nhà văn. Trong hai chương trước, các nội dung cơ bản của cảm hứng chủ đạo đã được bàn đến, nên ở phần này, người viết không nói đến nữa mà chỉ tìm hiểu vai trò của nó ở sự chi phối, tác động tới một số khía cạnh khác trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ để làm cho nó thành một hệ thống thẩm mỹ.

3.1.2.    Vai trò của cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

Điểm tương đồng là cảm thức về con người đau khổ, bất hạnh trên nền hiện thực của thời đại mình trong giai đoạn các nhà thơ sống - yếu tố cơ bản nhất trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ - luôn luôn giữ vai trò chủ đạo chi phối cái nhìn và sức cảm của các nhà thơ đối với vũ trụ, thiên nhiên và vạn vật. Tức là cảm hứng chủ đạo với vai trò trung tâm trong thế giới nghệ thuật rồi các tia sáng tư tưởng thẩm mỹ của nói lên tất cả các đối tượng phản ánh. Hêghen đã rất đúng khi ông cho rằng “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnhcũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh... Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần”Với cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ, "hứng thú tinh thần” cao nhất, cơ bản và mãnh liệt nhất là xúc cảm đau đớn xót xa, lo lắng cho con người. Điểm khác biệt là với Đỗ Phủ, cội nguồn của mọi trạng thái cảm xúc chi phối tất cả là: “Cùng niên ưu lê nguyên” (Tự kinh phổ Phụng Tiên huyện hoài vịnh ngũ bách tự). Cảm thức đó hướng đến chi phốỉ những vấn đề như: nỗi lo của ông, niềm vui của ông là lo chiến tranh mở biên không chấm dứt, lo mất mùa, lo biến loạn, lo rét cho những kẻ không nhà...; mừng mưa, mừng quan quân nhà Đường dẹp xong loạn...Các mùa xuân, hạ, thu, đông trong thơ của Đỗ Phủ được miêu tả không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa thời tiết mà luôn gắn với nỗi niềm của nhà thơ về thực trạng của nhân dân. Chúng được đặt trong cái khung của vũ trụ, trời đất luôn vấy máu, thâm máu con người vô tội. Do đó, các hiện tượng thiên nhiên khác như gió, mây, mưa, âm thanh, ánh sáng...luôn bao hàm những trạng thái xúc cảm về con người. Thiên nhiên tươi đẹp trong thơ ông cũng có nhưng hiếm hoi, và đặc biệt luôn tiềm ẩn bóng dáng con người trong nỗi lo khôn nguôi của tác giả (ví dụ như trong “Tam tuyệt cú”, “Chu tiền tiểu nga nhi”...)-

Với Nguyễn Du, cội nguồn của mọi trạng thái cảm xúc chi phối tất cả là nỗi lo, niềm đau tột cùng trước thân phận con người bất hạnh khổ đau, đặt biệt là con người nhân văn cô độc, đơn lẻ, mong manh trên con đường truy đuổi tìm diệt của cái ác, cái xấu, cái phản nhân văn. Điều đó đi liền với sự tuyệt vọng vào xã hội và khẳng định niềm tin ở ý thức nhân văn. Cảm thức này chi phối đến các vấn đề sau: thiên nhiên rợn ngợp, ám ảnh bóng dáng con người bất hạnh; các mùa trong năm, các cảnh sắc vũ trụ, thiên nhiên thường đi lên những cảm giác bất an, phập phồng nỗi lo sợ của con người về những điều sắp đến, sắp xảy ra, về ngày mai; các hiện tượng về không gian thường tràn ngập bóng tối, buổi chiều (Kiều gặp Kim Trọng vào buổi chiều khi nỗi buồn từ thân phận Đạm Tiên bạc mệnh và bạc bẽo tình người còn ám ảnh trong cái “tà tà” của “xế xuân” (Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi); Tố Như khóc bên mộ Thiếu Lăng cung vào buổi chiều...). "Mộ” là một kiểu hình tượng hét sức độc đáo trong thơ Nguyễn Du vì qua đó, ta hiểu thêm về tâm sự của ông đối với thân phận con người. Buổi mai xuất hiện trong thơ Nguyễn Du hết sức hiếm hoi và cũng luôn chập chờn nỗi lo của tác giả về thân phận con người. Ví dụ tiêu biểu như trong “Mộng đắc thái liên”: nụ cười của người con gái hái sen là lãng mạn, trong sáng nhưng mơ hồ vì cách hoa (“Cách hoa văn tiếu ngữ”). Và đặc biệt, liền kế nổ là nỗi lo về mai hậu của con người tiềm ẩn trong triết lí “Thái chi vật thương ngâu, Minh niên bất phục sinh” (hái sen chớ làm hỏng ngó, sang năm sen không sinh lại được). Điều quan trọng nhất ở đây thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của bài thơ là nụ cười trong buổi mai này chỉ là trong mộng. Và ngay cả trong mộng, nỗi lo cho con người cũng ám vào, nhập vào và ngự trị. Lạnh là “gam màu” chính làm nền nhưng tâm cảnh là “gam” nóng trong thơ Nguyễn Du. Kí hiệu thẩm mỹ về ánh sáng và bóng tối trong thơ Nguyễn Du là một vấn đề hết sức độc đáo, thú vị. Đêm, bóng tối, chiều tà héo úa, lạnh...bủa vây, trùm chụp lấy con người nhân văn và rập rình đón đợi mỗi bước chân của nổ trên mọi nẻo đường số phận. Ánh sáng thường chỉ là ánh trăng lạnh và ánh đèn le lói, mặt trời ứa héo. Không có ánh sáng của bình minh rực rỡ hay của trưa vàng ấm nóng. Có nghĩa là không có sức nóng ấm của ngoại tố phổ lên những thân phận con người mà ánh sáng, sức ấm nóng chỉ có trong bản thân con người nhân văn cực kì cô lẻ và từ ý thức không khuất phục của nó trong cuộc chiến chống “mệnh”, chống “nghiệp” vô cùng khó khăn tỏa ra, bừng sáng chống lại bóng tôi vì lẽ sông của Con Người, chất Người. Ánh sáng đó bật lên từ những hình tượng như Khuất Nguyên, Thiếu Lăng...và đặc biệt là Thúy Kiều và hình tượng nhân vật trữ tình Tố Như. Đổ là thứ ánh sáng trong vắt lương tri nhân loại nên không gì khuất phục nổi, và vĩnh hằng, vần đề này là cảm thức cực kì tinh nhạy và cũng hết sức khái quát của Nguyễn Du về hiện thực văn hóa của Việt Nam thời bấy giờ. Điều này chính là bản chất thẩm mĩ của bóng tốì, cái buồn, tuyệt vọng, và ánh sáng, niềm tin, hy vọng trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Du. Tuyệt vọng và hi vọng luôn song hành trong thơ Nguyễn Du và đều có cơ sở hiện thực. Đi đến tận cùng tuyệt vọng và nỗi đau, ta gặp hi vọng. Và niềm hi vọng theo mãi cùng chúng ta, bất tử chính là niềm tin vào ý thức và lí tưởng nhân văn.

3.2. Con đường biến chuyến tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

3.2.1.Giới thiệu khái niệm

Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn vốn không phải nhất thành bất biến mà thường xuyên biến chuyển, phát triển. Nguyên nhân chủ quan là những thay đổi trong hoàn cảnh sống và sáng tác của nhà văn tính từ khi bắt đầu cầm bút cho tới khi ngừng viết. Nguyên nhân khách quan là những thay đổi không ngừng của hiện thực, cuộc sống. Trong quá trình biến chuyển và phát triển, tư tưởng nghệ thuật nhà văn có những yếu tố bất biến và những yếu tố khả biến, có những yếu tố thay đổi nhưng có những yếu tố thống nhất trong suốt cả hành trình sáng tạo.

3.2.2.Con đường biến chuyển, phát triển tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

Điểm tương đồng là các nhà thơ càng ngày càng tiến dần đến phản ánh cốt lõi của bản chất hiện thực và hòa nhập vào tâm tư tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. Điểm khác biệt là Đỗ Phủ biến chuyển từ ước muốn cao rộng như tầm kích Thái Sơn, khát vọng nhập thế mãnh liệt của một nho sĩ muốn “Giúp vua vượt Nghiêu Thuấn” (Tự kinh...) mang ít nhiều dấu ấn lãng mạn đến tiếng nổi thương yêu mãnh liệt và tố cáo đanh thép khi ông hòa nhập vào cuộc sống bi kịch của nhân dân. Qua mối quan hệ của Đỗ Phủ với Lí Bạch, ta cũng có thể hiểu thêm được phần nào lộ trình sáng tác của ông. Ông đánh giá cao Lí Bạch, thương tài, xót xa cho Lí Bạch, và có thời gian gặp gỡ, kết giao với Lí Bạch, nhưng rồi ông đã đi theo con đường đời, đường thơ riêng của ông. Nếu thơ Lí Bạch về cơ bản là chất hào sảng, lộng lẫy, hoành tráng, khoáng đạt có sức hấp dẫn của núi rộng sông dài qua những nét vẽ phóng khoáng như hồn chữ thảo, như đường kiếm của đạo sĩ xuất phát từ khát vọng và ý thức tự do nội tại  không có giới hạn, thì thơ của Đỗ Phủ nhuốm máu, uất nghẹn, bi phẫn như thần phận của "lê nguyên”, của lịch sử và đất nước Trung Quốc giai đoạn ông sống. Lí Bạch có ý nghĩa như là “phép thử" đối với tư tưởng, con đường thơ Đỗ Phủ. Chia tay Lí Bạch (746), Đỗ Phủ tạo ra một “ngả rẽ vĩ đại” khắc của thơ Đường: con đường lớn của khuynh hướng hiện thực. Nguyễn Du biến chuyển từ sự hoang mang, dày vò ở thời tuổi trẻ đến sự hòa nhập vào cuộc sông khổ đau, bất hạnh của con người tha nhân trong bi kịch của họ! Đó cũng là quá trình biến chuyển từ hướng nội là chủ yếu sang hướng ngoại giao cảm với hướng nội, cá nhân đan hòa với tha nhân. Các tư tưởng Nho, Phật, Đạo ảnh hưởng đến sự biến chuyển tư tưởng nghệ thuật của hai nhà thơ ở những mức độ nhất định. Điểm khác biệt là ở Đỗ Phủ, ảnh hưởng của Nho giáo mạnh hơn, ở Nguyễn Du ảnh hưởng của Phật giáo rõ hơn. Trong thơ Đỗ Phủ, ta thấy các chùm từ ngữ như “vua”, “nhớ vua”, “triều đình” xuất hiện nhiều (trong sô" 997 bài có 194 lần nhắc đến vua, 117 lần nhắc đến triều đình (khảo sát của chúng tôi qua cuốn “Đỗ Phủ, nhà Thi thánh với hơn 1000 bài thơ” của Phan Ngọc). Thế nhưng cái nội dung của tín hiệu nghệ thuật này không phải là trung vua mù quáng mà xuất phát từ lòng thương dân, lo cho dân. Với Nguyễn Du, Nho giáo cũng không phải là ánh sáng tạo sự biến chuyển trong tư tưởng nghệ thuật. Phật, Đạo cũng được các nhà thơ nói đến. Đỗ Phủ từng kết giao với các đạo sĩ trong thời gian du lịch với Lí Bạch, kết thần với nhiều nhà sư có uy tín và đức độ. Nguyễn Du am hiểu, thấm nhuần đạo Phật. Nhưng tất cả những điều đó không làm nhạt bức tranh hiện thực trong thơ, không làm vơi bớt nỗi lo đời, đau đời của các nhà thơ. Nguyên Chân (779- 831), một nhà thơ, nhà lí luận văn học nổi tiếng thời Đường nói rằng những bài thơ như: “Bi Trần Đào”, “Ai giang đầu”, “Binh xa hành”, “Lệ nhân hành” của Đỗ Phủ mới là những bài thơ hay nhất bởi những bài đó đều là: “Theo sự việc mà đặt tên, không phải dựa dẫm vào đâu cả”. Điều đó chứng tỏ hiện thực cụ thể, lịch sử quyết định tư tưởng nghệ thuật của Đỗ Phủ chứ không phải là những lí thuyết tiên nghiệm về kĩ thuật, nguyên tắc sáng tác. Tương tự như thế, nên Nguyễn Du đã lấy tiếng kêu và nỗi đau để đặt tên cho tác phẩm của mình: “Đoạn trường tân thanh”. Đó cũng chính là cách Đỗ Phủ đặt tên bài thơ theo các sự việc sự việc cụ thể đau thương trong hiện thực. Nguyễn Du nhiều lần như có ý tuyên bố rằng những điểu mình viết ra là những điều “sở kiến”: “Sở kiến hành”, “nhân kiến “ngã sạ kiến chi”, “mục trang sở xúc”...và “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Trong sự biến chuyển tư tưởng nghệ thuật của họ, những thăng trầm trong cuộc sống riêng của cá nhân các nhà thơ có những tác động, ảnh hưởng nhất định nhưng bản chất hiện thực thời đại và cảm thức của các nhà thơ mới là yếu tố quyết định.

 C - PHẦN KẾT LUẬN

Với Nguyễn Du và Đỗ Phủ, thơ không là câu chữ mà là máu và nước mắt của con người vô tội, bất hạnh, là lẽ sống... Cả hai nhà thơ đều có một tinh thần hiện thực cao trong ý thức phản ánh và sáng tạo. Hiện thực trong sáng tác của họ là kết quả của cái nhìn từ nhiều chiều kích mà tâm điểm là những nghịch lí trong số phận con người. Các nhà thơ đã đặt ra những vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất của sự sống nhân loại và diễn trình nó theo cách riêng của mình trong những thế giới nghệ thuật thơ hết sức phong phú, đa dạng và cũng rất thống nhất có sức lay gọi, thức tỉnh, cảnh tỉnh con người nhiều thời đại. Sáng tác của cả hai nhà thơ đều là những thế giới nghệ thuật thống nhất, từ vũ trụ, thiên nhiên cho đến xã hội, con người. Hạt nhân của nó là lòng thương, nỗi đau, là bi kịch của khát vọng nhân văn. Đó chính là điểm tương đồng cơ bản nhất trong tư tưởng nghệ thuật thơ của họ. Nguyễn Du thương yêu, khâm phục Đỗ Phủ và có chịu ảnh hưởng thơ Đỗ Phủ ít nhiều ở đề tài, thi tứ, hình ảnh tư tưởng. Tuy nhiên, về cơ bản, miền sáng tạo và sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Du khác thơ Đỗ Phủ. Qua sáng tác của mình, Đỗ Phủ đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong lộ trình thơ cổ — trung đại Trung Quốc nổi riêng và phương Đông nói chung khi ông dựng nên tượng đài con người cần lao bất hạnh như là trung tâm của nghệ thuật, của hiện thực giữa xã hội phong kiến. Đỗ Phủ hầu như bị hút theo thân phận “lê nguyên” trên cái nền hiện thực binh đao, máu lửa, biên loạn lúc bây giờ; còn Nguyễn Du lại bị cuốn theo bước chân của con người nhân văn: Con Người mang trong nó ý thức nhân văn, giá trị nhân văn và lí tưởng nhân văn trên nền đen sẫm, tối mịt đầy bất trắc, hiểm họa khôn lường bởi “quỷ ma” trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội phong kiến luôn chực chờ để “nhai xé” nó. Ông dõi theo những biến thái và chiều hướng của cuộc đấu tranh sinh tử và không khuất phục của nó chống các lực lượng phản nhân văn giữa sa mù xã hội để tồn tại và vươn lên hạnh phúc, tự do và nhân phẩm. Do đó, trong thơ Đỗ Phủ, không gian có vách ngăn giữa hiện tại và quá khứ, và chủ yếu là không gian lịch sử, thế sự; thời gian cụ thể, xác thực. Còn trong thơ Nguyễn Du thì không gian nghệ thuật hầu như không có vách ngăn giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, cõi âm và cõi dương; thời gian vừa cụ thể, xác thực vừa khoảng chừng. Đều là con người nạn nhân của xã hội bị áp bức, đày đọa và cần được bảo vệ, bênh vực, chở che, nhưng trong tác phẩm Đỗ Phủ, đó là con người trống trụi vì bị chặt lìa khỏi những điều kiện tối thiểu nhất để được là người; còn với Nguyễn Du, đó là con người mang trong mình nó những giá trị nhân văn muốn vươn lên khẳng định mình nhưng luôn bị cái ác, cái xấu truy đuổi, tìm diệt. Giá trị hiện thực nhiều tầng cấp, tư tưởng nhân văn sâu sắc, cao cả từ những điệu ngân rung, đồng vọng của hai trái tim vĩ đại trước nỗi đau khổ của đồng loại cùng nghệ thơ thuật trác việt của các nhà thơ chính là nguyên nhân làm nên cái giá bất tử cho thơ của Thiếu Lăng và Tố Như.