nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

ĐỌC LẠI TRUYỆN KIỀU


Năm 1965, tôi không nhớ tháng, nhưng chắc vào  đầu mùa mưa, tại ấp Xóm Thuốc, xi An Nhan Tây, Củ Chi, ven đường 15 và cũng ven sông Sài gòn, căn cứ của khu ủy Sài gòn — Gia Định, tôi gặp anh  Vũ Hạnh lần đầu. Trước đó, tôi đã đọc một số bài, truyện của anh.Và tất nhiên tôi biết quê quán cũng như lịch trình hoạt động đưa anh đến với phong trào cách mạng thành phố Sài gòn. Anh Hai Nam (Vũ Tùng), phụ trách công tác văn hóa và báo chí nội thành cùng tiếp anh Vũ Hạnh với  tôi. Trong căn chòi đơn sơ, cạnh cửa xuống địa đạo — văn phòng của anh Vũ Tùng và, năm sau, anh và anh Hương Ngô, một nhà báo công khai hy sinh dưới đoạn địa đạo này - chúng tôi trao đổi về công tác với anh Vũ Hạnh.


Bấy giờ, chiến lược " chiến tranh không tuyên bố " của Mỹ phá sản, chúng đang sửa soạn cho một chiến lược mới và vụ " Vịnh Bắc bộ "dò chúng khiêu khích gây ra là tín hiệu cho thấy sự can thiệp vũ trang của Mỹ sẽ mở rộng  trên đất nước ta. Hiển nhiên rằng Mỹ không còn thể lừa bịp nhân dân các thành thị bằng chiêu bài " quốc gia " qua bọn tay sai mà buộc  phải trực tiếp đưa quân vào miền Nam, sự thể ấy kích động tinh thần dân tộc trong quần chúng các thành thị — một bộ phận trước đây còn mơ hồ. Lĩnh vực văn hóa dễ khơi dậy lòng yêu nước bởi nó rất nhạy đối với đồng  bào từng khát khao nền độc lập và cùng bị đế quốc bên ngoài thống trị hằng trăm năm, nay lại thấy cảnh cũ tái diễn.

Hai trăm năm ngày sinh của thi hào Nguyễn Du là dịp tốt mở đầu cho phong trào đấu tranh mới. Chúng tôi nhất trí thông qua giới thiệu truyện Kiều - tác phẩm gần gũi với các tầng lớp bằng  các bài khảo luận phê bình bằng các cuộc nói chuyện v-v... mà tạo  khâu đột phá và giao anh Vũ Hạnh thực hiện, sau  khi gợi ý các hướng chủ yếu, thủ thuật phải theo nhằm, đảm bảo vị trí hợp pháp — " thiên tả " song hợp pháp — của anh giữa, lòng địch.

Các bài viết, bài nói  của anh Vũ Hạnh trên báo, chủ yếu trên tạp chí « Bách khoa », tuần báo "Hồn trẻ " và trên một  số diễn đàn Sài gòn xuất phát từ chủ trương và trong bối cảnh như vậy. Các bài viết, bài nói ấy được tập hợp trong một quyển sách, phát hành năm 1966. Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc — trung tâm lớn  nhất của phong trào đấu tranh văn hóa ở thành thị do Đảng lãnh đạo — thành lập anh Vũ Hạnh làm Tổng thư ký«Tôi nhớ sát ngày khai mạc đại hội thành lập Lực lượng, các đồng chí chuyển đến tôi  (lúc đó, tôi đang có mặt ở  nội thành báo cáo của anh Vũ Hạnh sẽ đọc tại tòa Đô chính ;  dưới khẩu hiệu rút từ hai  câu   thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu : " Chở  bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà " như là tuyên cáo của Lực lượng  - tôi đọc và  sửa thâu  đêm..  Anh Vũ Hạnh đọc báo cáo còn cả bút tích cựa tôi vì không kịp đánh máy.

Ta hãy trở lại tập sách. « Đọc lại   truyện Kiều » bao gồm hai ý đồ: giới thiệu một tinh hoa văn hóa dân tộc vĩ đại, qua đó mà khơi dậy lòng tự hào đối với vốn sống tinh thần phong phú của đất nước đã đạt đỉnh cao, rất nhân bản, như một hình tượng đối lập gay  gắt với tính bạo tàn do đế quốc; Mỹ đại biểu ; đồng thời qua phân tích truyện Kiều mà tạo cho công chúng liên nghĩ đến những bất công, những đầy đọa hiện tại, tố cáo chế độ Mỹ ngụy. Bên cạnh  hai ý đồ chính đó, anh Vũ Hạnh cố gắng vận dụng phương pháp luận tiến bộ. Trong một số phân tích nhằm đấu tranh chống lại lối tuyệt đối hóa mặt tích cực của Nguyễn Du trong Kiều, tức là quan điểm xét Kiều đơn thuần một sản phẩm thi ca, vấn đề  truyện Kiều chỉ là cách gieo vần, cách mô tả v.v... Phần sau cùng này — phần học thuật — chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong " Đọc   lại truyện Kiều " vì nó không phải là chủ đích của tác giả. Ngày nay, bỗng dưng lưu hành một lập luận : không có văn     học cách mạng trong vùng địch kiểm soát, vì không  có tác phẩm nào nói  đến chủ  nghĩa Cộng sản và vai trò lãnh đạo của Đảng ! Có lẽ không nên mất thì giờ  với lập luận quái đản ấy : không ai được quyền  xếp " Ban án chế độ thực dân Pháp " và  " Nhật  ký  trong  tù " của  Bác Hồ ra ngoài phạm trù văn học cách mạng.

Do đó, ra mắt bạn  đọc lần này — khi đất nước hoàn toàn   giải  phóng 12 năm  — chắc có ý kiến về  khía cạnh này  khác trong đánh giá Kiều của Vũ Hạnh.Tôi muốn lưu ý một chi tiết : Các bài viết, bài nói của anh Vũ Hạnh xuất hiện công khai giữa thành phố bị chiếm, vì vậy có những chế chúng ta dễ bắt gặp trong từng  đoạn liên quan đến hoàn cảnh mà ngòi viết  phải " lách " khôn khéo.

Giá trị của " Đọc lại truyện  Kiều"  tất nhiên được đong lường ở tính tư tưởng của tác giả và ở những khám phá khá thú vị ,  song cái lớn hơn hết; vẫn là giá  trị lịch sử và  chiến  đấu trong  bối cảnh ra đời  của nó.

Nhân tiện, tôi xin nói rõ một điều : Lịch  sử mang dấu ấn giai đoạn và " Đọc lại truyện Kiều" giúp chúng ta hiểu sự phát triển của  một cuộc đấu tranh tư tưởng vào thời điểm cụ thể— bộ phận hợp thành toàn bộ mặt trận chiến đấu tư  tưởng của  Đảng ta. Không riêng của anh Vũ Hạnh, chúng ta trân  trọng các tác phẩm của Sơn Nam, của Võ Hồng và nhiều người khác.. đã và sẽ in lại để chuỗi văn học không đứt đoạn.

Tôi giới thiệu " Đọc lại truyện Kiều " trong tinh thần ấy.